Thói quen khi ăn bún, phở cần tránh để không ảnh hưởng sức khỏe

Vào bữa sáng, người Việt thường có xu hướng chọn các thực phẩm chắc bụng, no lâu để cơ thể đầy đủ năng lượng bước vào quá trình lao động, công tác suốt cả ngày dài.

Vào buổi sáng, bún phở là món đồ ăn "quốc dân" của nhiều người. Không những thế, nhiều người cũng chọn ăn bún, phở bất cứ khi nào muốn ăn hoặc bận rộn. Trong một bát bún, phở vẫn thường có đầy đủ các loại dinh dưỡng từ tinh bột, protein, chất xơ... đã vậy còn nóng hổi, ngọt ngào rất phù hợp để "xì xụp" khi bắt đầu ngày mới.

Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng chúng ta không nên ăn món gì quá nhiều. Tốt nhất nên ăn sáng đa dạng bằng nhiều món khác nhau để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, một bữa sáng đầy đủ nghĩa là chúng ta cần ăn đủ bốn nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Như vậy, chúng ta có thể ăn bún, phở để đổi bữa vài ngày trong tuần. Tuy nhiên cần phải ghi nhớ vài điều sau đây khi ăn để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhai nhanh, nuốt vội khi ăn

Cả bún và phở đều là những món ăn chứa nhiều nước, dẫn đến thói quen ăn vội và nhai không kỹ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhanh thức ăn sẽ không được tiêu hóa đầy đủ trong khoang miệng và sẽ trực tiếp chuyển đến dạ dày ở dạng thô, gây hại cho niêm mạc dạ dày và làm tăng gánh nặng cũng như thời gian làm việc của cơ quan này.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà (Trưởng khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Nhi Trung ương), có nhiều trường hợp mắc viêm loét dạ dày là do lạm dụng bún và nhai bún không kỹ. Bác sĩ khuyên rằng phụ huynh nên hạn chế việc cho trẻ nhỏ ăn bún vì trẻ nhỏ thường có hệ tiêu hóa chưa tốt.

Uống nước phở quá nóng

Thói quen khi ăn bún, phở cần tránh để không ảnh hưởng sức khỏe
Các loại thực phẩm có nhiệt độ cao hơn 65 độ C có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở khoang miệng...

Thưởng thức những bát bún, phở nóng hổi là hạnh phúc của nhiều người vì họ thích cảm giác vừa ăn vừa xì xụp. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã liệt kê việc tiêu thụ những thực phẩm quá nóng là một trong những nguyên nhân gây ung thư. Theo đó, các loại thực phẩm có nhiệt độ cao hơn 65 độ C có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở khoang miệng, hầu họng và thực quản. Những tổn thương này có thể do nhiệt độ cao gây ra, và lâu dần sẽ dẫn đến tăng sinh tế bào ung thư. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, các gia đình nên đợi cho bún nguội bớt khoảng 50-60 độ C trước khi ăn và có thể chia bún ra thành nhiều bát nhỏ để làm cho bún nguội nhanh hơn.

Ăn bún có màu quá trắng

Bún là món ăn phổ biến và dễ tìm thấy ở khắp nơi, tuy nhiên, thành phần phụ gia trong bún thường gây ra lo ngại vì khó kiểm soát và không được ghi rõ trên bao bì sản phẩm. PGS Trần Hồng Côn (một chuyên gia hoá học tại Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội) cho biết cơ quan chức năng đã từng phát hiện chất huỳnh quang (tên gọi là tinopal) được sử dụng trong sản xuất bún để làm cho sợi bún trong, dai và đẹp mắt hơn. Chất này rất nguy hiểm và có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như suy gan, suy thận và ung thư.

Ngoài ra, hàn the là một chất khác cũng thường được sử dụng để sản xuất bún, sử dụng lâu dài có thể gây ngộ độc tiêu hóa và gây hại cho thận. Để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng nên chọn bún có màu đục, dễ đứt gãy, chạm vào có cảm giác hơi dính và nhuyễn. Ngược lại bún màu quá trắng, quá giòn dai coi chừng đã được sử dụng hàn the và chất huỳnh quang.

Thói quen khi ăn bún, phở cần tránh để không ảnh hưởng sức khỏe
Người tiêu dùng nên chọn bún có màu đục, dễ đứt gãy, chạm vào có cảm giác hơi dính...

Bị bệnh tiêu hóa vẫn thường xuyên ăn bún

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khuyến cáo rằng bún là một loại thực phẩm không phù hợp cho những người đang mắc bệnh về đường tiêu hóa. Điều này là do bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trong khoảng 1 ngày để bột nở ra, trong quá trình đó tinh bột sẽ bị lên men và tạo ra vị chua. Việc ăn nhiều bún có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và gây hại cho dạ dày của những người đang mắc bệnh về tiêu hóa.

Ngoài ra ăn bún phở trong thời gian ốm có thể gây ra các vấn đề như lạnh bụng, khó tiêu, tiêu chảy hoặc làm cho cơ thể cảm thấy nặng nề hơn. Thay vì ăn bún phở trong thời gian này, bạn nên cân nhắc sử dụng cháo hoặc súp để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa và giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chạy bộ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh do thiếu ngủ

Chạy bộ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh do thiếu ngủ

Thiếu ngủ có thể làm suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì... Thường xuyên chạy bộ có thể giúp giảm những nguy cơ này ở người thiếu ngủ, theo nghiên cứu mới đây.

Đăng ngày: 09/04/2023
Chuyên gia chỉ cách ăn ít mà không đói

Chuyên gia chỉ cách ăn ít mà không đói

Cheng Hanyu khuyên nên thay một nửa lượng tinh bột bằng rau củ, giúp no lâu lại tốt cho làn da, vóc dáng.

Đăng ngày: 09/04/2023
Trung Quốc phát triển thành công da điện tử có xúc giác nhạy bén

Trung Quốc phát triển thành công da điện tử có xúc giác nhạy bén

Da điện tử (e-skin) này được phát triển trên vật liệu protein là tơ tự nhiên bổ sung các ion canxi, ion hydro và vật liệu nano hai chiều khiến e-skin này có tất cả các đặc tính hóa lý y như da thật.

Đăng ngày: 07/04/2023
Nghiên cứu mới: Lái xe khi mệt mỏi cũng nguy hiểm như đang say rượu

Nghiên cứu mới: Lái xe khi mệt mỏi cũng nguy hiểm như đang say rượu

Nếu lái xe trong điều kiện ngủ ít hơn 4 tiếng, hoặc mất ngủ hoàn toàn vào đêm hôm trước, tài xế có nguy cơ gặp tai nạn cao hơn tới 15 lần.

Đăng ngày: 07/04/2023
So sánh độ bổ dưỡng của trứng lòng đào và chín kỹ

So sánh độ bổ dưỡng của trứng lòng đào và chín kỹ

Ăn trứng hàng ngày có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trứng cung cấp protein chất lượng cao, bao gồm một số vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa và axit béo omega-3.

Đăng ngày: 07/04/2023
Uống nước mưa liệu có an toàn?

Uống nước mưa liệu có an toàn?

Theo CDC Mỹ, một số chất gây ô nhiễm có thể tồn tại trong nước mưa, chẳng hạn như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, bụi, khói và các hóa chất khác.

Đăng ngày: 06/04/2023
Chế độ dinh dưỡng tác động đến gene thế nào?

Chế độ dinh dưỡng tác động đến gene thế nào?

Khi nói về nhóm máu trên phương diện nhân chủng học, ta cần phân biệt rõ ràng giữa hai cách phân loại lịch sử: theo hướng phân tử học (kiểu gen) và theo hướng dịch tễ học (dân số).

Đăng ngày: 06/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News