Thời tiết khắc nghiệt hủy diệt 50% hệ sinh thái biển Australia

Thiên tai như bão, tố lốc, hạn hán và sóng nhiệt đã phá hủy gần 50% hệ sinh thái biển tại Australia, nhiều nơi sự sống tự nhiên không thể hồi phục.

Theo Guardian, nghiên cứu của CSIRO, Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung, cho thấy gần 50% hệ sinh thái biển tại Australia đã bị phá hủy trong giai đoạn từ 2011 đến 2017.

Nghiên cứu của CSIRO chỉ ra vùng nước kéo dài 8.000km dọc đường bờ biển của Australia bị ảnh hưởng tiêu cực từ các hiện tượng thời tiết cực đoạn, như sóng nhiệt, siêu bão, lốc xoáy và hạn hán.

Thời tiết khắc nghiệt hủy diệt 50% hệ sinh thái biển Australia
San hô chết trên diện rộng tại rạn san hô Great Barrier. (Ảnh: NSW).

Nạn nhân của các hiện tượng thời tiết cực đoan thường là các rạn san hô, tảo bẹ, rừng ngập mặn và các loài sinh vật biển. Trong một số trường hợp, các hiện tượng thời tiết này đã phá hủy vĩnh viễn hệ sinh thái.

Nghiên cứu cho thấy các đợt thiên tai làm trầm trọng thêm những tác động tiêu cực của biến đối khi hậu do con người gây ra đối với môi trường. Ví dụ như các đợt sóng nhiệt đã kết hợp với tác động của ấm lên toàn cầu đã khiến các loài sinh vật có ít thời gian hơn để thích nghi.

"Một số nghiên cứu đã cho thấy cần tới 15 năm để môi trường tự phục hồi từ những sự kiện như vậy (thiên tai)", giáo sư Russ Babcock, trưởng nhóm nghiên cứu của CSIRO nhận định. Ông Babcock nhấn mạnh trong khoảng thời gian cần thiết để phục hồi, môi trường nhiều khả năng tiếp tục chịu những đợt thiên tai mới, khiến sự phá hủy hệ sinh thái càng thêm trầm trọng.

Thời tiết khắc nghiệt hủy diệt 50% hệ sinh thái biển Australia
Australia trải qua nhiều đợt hạn hán khắc nghiệt trong những năm gần đây. (Ảnh: AP).

Nghiên cứu của CSIRO lấy nhiều dẫn chứng về những thiệt hại xảy ra rộng khắp trên toàn Australia. Trong đó, tiêu biểu là tảo bẹ tại vùng biển phía Tây Australia không hề hồi phục sau đợt nước biển nóng kỷ lục năm 2011, hay hiện tượng chết hàng loạt tại rạn san hô Great Barrier lớn nhất thế giới từ năm 2016.

Tác động lâu dài của các đợt thiên tai không chỉ lên một loài cụ thể, mà dẫn tới biến đổi tiêu cực của toàn bộ các loài sinh vật biển, khi có sự thay đổi trong chuỗi thức ăn tự nhiên, ông Babcock cho biết.

Do đặc điểm địa lý và khí hậu, Australia là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Tính từ năm 1910, nhiệt độ trung bình tại Australia đã tăng 1,8 độ C. Với tốc độ tăng nhiệt hiện nay, nhiệt độ dự kiến tăng thêm 5 độ C tại quốc gia này vào năm 2090, gây ra những đợt thiên tai khắc nghiệt như bão, sóng nhiệt, hạn hán, lũ lụt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bắc Cực đang bốc cháy cực mạnh và đám cháy ấy lớn đến mức nhìn thấy được từ ngoài vũ trụ

Bắc Cực đang bốc cháy cực mạnh và đám cháy ấy lớn đến mức nhìn thấy được từ ngoài vũ trụ

Đám cháy rộng đến 100.000ha, trở thành một trong những vụ hỏa hoạn lớn nhất thế giới. Nó đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng và cực kỳ khó lường.

Đăng ngày: 27/07/2019
Biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng: Xuất hiện hồ nước mới hình thành trên dãy Alps

Biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng: Xuất hiện hồ nước mới hình thành trên dãy Alps

"Tôi đã lên đó rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ thấy nước ở trên đó cả!", một nhà leo núi bày tỏ.

Đăng ngày: 25/07/2019
Trồng đủ 1000 tỷ cây xanh, chúng ta sẽ ngăn được biến đổi khí hậu

Trồng đủ 1000 tỷ cây xanh, chúng ta sẽ ngăn được biến đổi khí hậu

"Trồng rừng là giải pháp đơn giản nhất để đối phó với biến đổi khí hậu. Và đó cũng là giải pháp hiệu quả nhất", tác giả nghiên cứu Thomas Crowther, nhà sinh thái học đến từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ cho biết.

Đăng ngày: 23/07/2019
Phủ tuyết nhân tạo có thể giúp ngăn chặn nguy cơ lở băng

Phủ tuyết nhân tạo có thể giúp ngăn chặn nguy cơ lở băng

Ngăn chặn nguy cơ dải băng ở Tây Nam Cực trượt ra đại dương và nhấn chìm các thành phố ven biển bằng cách phủ

Đăng ngày: 23/07/2019
Trái đất đã bao giờ nóng giống như bây giờ chưa?

Trái đất đã bao giờ nóng giống như bây giờ chưa?

Bạn có bao giờ đi du lịch ở Bắc Cực bao giờ chưa? Cảm giác ngoài trời lạnh âm độ C như thế nào? Nhưng có lẽ nếu bạn sống vào thời điểm cách đây 56 triệu năm trước, bạn có thể sẽ có cảm nhận khác.

Đăng ngày: 19/07/2019
Bão Danas và áp thấp nhiệt đới gây rủi ro thiên tai cấp 3 ở Biển Đông

Bão Danas và áp thấp nhiệt đới gây rủi ro thiên tai cấp 3 ở Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên biển đang có cơn bão Danas và áp thấp nhiệt đới mới hình thành, gây rủi ro thiên tai cấp 3 trên vùng Đông Bắc Biển Đông.

Đăng ngày: 18/07/2019
Nhiêu liệu sinh học low-carbon: Nhiều thân thiện môi trường

Nhiêu liệu sinh học low-carbon: Nhiều thân thiện môi trường

Trái đất đang nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vì ô nhiễm khí thải, với chất chính là dioxide carbon. Một phần tư lượng carbon dioxide đến từ việc đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện giao thông vận tải.

Đăng ngày: 18/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News