Thu điện mặt trời từ vũ trụ chuyển về trái đất
EADS Astrium - một công ty nghiên cứu không gian lớn nhất Châu Âu đang tìm kiếm đối tác để cùng tiến hành thí nghiệm trạm điện năng lượng mặt trời không gian trên quỹ đạo.
Đây là một hệ thống vệ tinh được dùng để hấp thụ năng lượng mặt trời, sau đó thông qua một thiết bị la de hồng ngoại, chuyển năng lượng đó về trái đất để sản xuất điện năng.
Hơn 30 năm qua, giới khoa học vẫn thảo luận về khai thác điện mặt trời từ trên cao. Dù đây là nguồn năng lượng sạch, từ trên cao, pin quang điện sẽ hấp thụ mạnh hơn (trong vũ trụ, bức xạ mặt trời không bị ảnh hưởng bởi mây, bụi hay hiệu ứng lọc khí quyển).
Thế nhưng, giới khoa học luôn hoài nghi về giá thành, hiệu suất và tính an toàn của công nghệ này, nhất là ảnh hưởng của sóng vi ba. Tuy nhiên, những tiến bộ công nghệ hiện nay cho thấy, có thể thông qua thiết bị laser hồng ngoại để truyền năng lượng, cho dù có xảy ra sự cố, tia la de cũng không thể “quay chín” người như sóng vi ba.
![]() |
Thu điện mặt trời từ trên vũ trụ sẽ có hiệu suất cao hơn khi thực hiện ở trái đất, thế nhưng việc truyền tải lại rất phức tạp và khó khăn. |
Công ty Astrium đã tiến hành kiểm nghiệm tình trạng truyền dẫn năng lượng thông qua la de trong phòng thí nghiệm. Họ đang cố gắng nâng cao hiệu suất của thiết bị.
Tuy nhiên, Robert Laine, Giám đốc kỹ thuật Astrium phải thừa nhận, chúng tôi đang phải đối mặt với không ít thách thức. Ông cho biết: “Kích thước quá nhỏ khiến công suất của tia la de không đạt như mong muốn. Nếu như tỷ lệ chuyển đổi đạt 80%, chúng tôi coi như đã thành công.”
Tiến sỹ Laine còn cho biết, phải 10 năm tới mới có những kết quả cụ thể: “Cũng giống như những công nghệ khác, nó phải được chứng minh trước khi trở thành một hệ thống vận hành". Nhóm của tiến sĩ Laine đang cố gắng trong vòng 5 năm tới, sẽ hiện thực hóa việc chuyển 10-20kW điện mặt trời từ vũ trụ về trái đất.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
