Thử nghiệm máy bay có sải cánh dài hơn sân bóng đá
Máy bay lớn nhất thế giới Roc của Stratolaunch đạt kỷ lục mới trong chuyến bay thử nghiệm thứ hai mang theo phương tiện siêu thanh.
Roc cất cánh từ Cảng Hàng không Vũ trụ Mojave ở đông nam California và hạ cánh sau 6 giờ tại cùng một địa điểm vào lúc 14h51 chiều ngày 13/1 theo giờ địa phương, tức 5h51 sáng ngày 14/1 theo giờ Hà Nội. Đại diện của Stratolaunch cho biết máy bay đã đạt độ cao tối đa 6.860 m.
Máy bay vận tải Roc chở phương tiện siêu thanh Talon-A bay thử tại California. (Video: Stratolaunch).
Ngoài việc là chuyến bay lâu nhất của Roc, cuộc thử nghiệm còn đánh dấu lần đầu tiên máy bay mạo hiểm bay ra bên ngoài sa mạc Mojave, công ty nói thêm.
Đến nay, Roc đã bay tổng cộng 9 lần, nhưng đây mới là lần thứ hai chở theo phương tiện siêu thanh Talon-A. Lần đầu tiên diễn ra vào ngày 28/10/2021, kéo dài hơn 5 giờ và đạt độ cao tối đa 7.000 m.
Các cuộc thử nghiệm với Talon-A đang đặt nền móng cho việc triển khai phương tiện siêu thanh từ trên không của Stratolaunch, dự kiến bắt đầu vào cuối năm nay.
"Nhóm phát triển của Stratolaunch tiếp tục đạt tiến bộ trong lịch trình thử nghiệm và chính nhờ sự làm việc chăm chỉ của họ mà chúng tôi đang tiến gần hơn bao giờ hết đến việc thả rơi và phóng phương tiện siêu thanh Talon-A từ Roc", Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Stratolaunch Zachary Krevor nhấn mạnh trong một tuyên bố. "Việc đánh giá kỹ lưỡng các điều kiện sẽ cung cấp dữ liệu để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo Talon-A có thể triển khai mượt mà và an toàn trong các cuộc thử nghiệm tương lai".
Mô phỏng Talon-A bay trên không trung. (Ảnh: Stratolaunch)
Stratolaunch thành lập vào năm 2011 bởi nhà đồng sáng lập Microsoft Paul Allen để phóng các phiên tiện bay vào không gian từ khí quyển. Công ty đang phát triển một loạt nguyên mẫu Talon để thử nghiệm bay siêu thanh ở tốc độ lên tới Mach 6 (7.408 km/h).
Talon-A dài 8,5m và nặng 2.700kg, có thể cất cánh từ đường băng hoặc triển khai trên không thông qua máy bay vận tải Roc. Đây là máy bay lớn nhất thế giới với sải cánh lên tới 117 m, dài hơn sân bóng đá.

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng
Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Thiên tài khác người thường như thế nào?
Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Bất ngờ ghi lại được khoảnh khắc "bóng ma" đi bên cạnh mình trên núi
Một người đàn ông đã ghi lại khoảnh khắc phát hiện một "bóng ma" đi bên cạnh mình trên núi.

Từ một vùng đất cằn cỗi, vì sao Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022 trở thành đất nước giàu bậc nhất hành tinh?
Chỉ trong tầm 30 năm, Qatar đã từ một “làng chài” trở thành vương quốc giàu có tột bậc.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein
Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài".
