Thử nghiệm mới cho thấy, đồng xốp tiêu diệt vi khuẩn nhanh gấp 120 lần
Trong thử nghiệm, loại đồng mới với cấu trúc đặc biệt có thể diệt gần như toàn bộ vi khuẩn tụ cầu vàng bám trên bề mặt trong 2 phút.
Đồng có thể tiêu diệt vi khuẩn khi tiếp xúc, nhưng thường mất ít nhất một giờ để thực hiện công việc này một cách triệt để. Đại học RMIT Australia và Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO) hợp tác phát triển loại đồng mới với khả năng loại bỏ gần 100% vi khuẩn gây hại chỉ trong hai phút, New Atlas hôm 13/12 đưa tin.
Ảnh hiển vi của loại đồng mới với những khoang rỗng tí hon. (Ảnh: Đại học RMIT Australia)
Đồng thông thường diệt khuẩn bằng cách giải phóng các ion xuyên thủng màng bảo vệ ngoài của vi sinh vật. Tuy nhiên, đây không phải là quá trình tức thời mà cần khoảng 1 - 4 tiếng để loại trừ hầu hết vi khuẩn bám trên kim loại. Như vậy sẽ rất bất tiện nếu dùng đồng để làm sạch mầm bệnh cho những bề mặt mà con người thường xuyên chạm vào, ví dụ như tay nắm cửa.
Để chế tạo loại đồng mới, đầu tiên, nhóm chuyên gia tạo ra một hợp kim từ các nguyên tử mangan và đồng. Thông qua quá trình hóa học không tốn kém gọi là "ăn mòn chọn lọc", các nguyên tử mangan bị loại bỏ. Sản phẩm còn lại là một loại đồng xốp, chứa đầy khoang rỗng siêu nhỏ từng chứa nguyên tử mangan.
Cấu trúc này mang lại diện tích bề mặt lớn hơn đáng kể so với đồng trơn nhẵn thông thường, cho phép giải phóng nhiều ion hơn. Ngoài ra, trong khi nước biến thành những giọt nhỏ trên bề mặt đồng truyền thống, nó lại được hấp thụ và dàn thành màng mỏng với loại đồng mới. Theo nhóm nghiên cứu, điều này khiến vi khuẩn trải rộng ra trên bề mặt đồng, cho phép ion dễ dàng xâm nhập vào màng ngoài của chúng hơn.
"Bề mặt đồng tiêu chuẩn sẽ diệt khoảng 97% vi khuẩn tụ cầu vàng trong vòng 4 tiếng. Nhưng thật đáng kinh ngạc, khi đặt vi khuẩn tụ cầu vàng lên bề mặt đồng thiết kế đặc biệt của chúng tôi, đồng tiêu diệt hơn 99,99% chỉ trong hai phút. Như vậy nó không chỉ hiệu quả hơn mà còn nhanh gấp 120 lần", giáo sư Ma Qian tại Đại học RMIT Australia, cho biết.
Nhóm nhà khoa học đang tìm hiểu xem loại đồng mới hiệu quả như thế nào trong việc tiêu diệt virus SARS-COV-2, thủ phạm gây ra Covid-19. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Biomaterials. Trước đó, một nhóm chuyên gia khác tại Đại học Purdue (Mỹ) đã nghiên cứu việc sử dụng kỹ thuật laser để tăng diện tích bề mặt đồng, qua đó tăng hiệu quả kháng khuẩn.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
