Thử nghiệm thành công miếng dán phục hồi tóc rụng

Thử nghiệm trên chuột cho thấy miếng dán vi kim mới giúp lông mọc lại dày và rậm hơn so với phương pháp điều trị bằng testosterone cũ.

Thử nghiệm thành công miếng dán phục hồi tóc rụng
Lông mọc lại ở những con chuột điều trị bằng miếng dán vi kim mới (phải) dày hơn lông của những con chuột điều trị bằng testosterone (trái). (Ảnh: Nano Letters)

Các nhà khoa học Trung Quốc phát triển miếng dán vi kim mới giúp điều trị một dạng rụng tóc phổ biến và thử nghiệm thành công trên chuột, New Atlas hôm 4/11 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nano Letters.

Nghiên cứu tập trung vào dạng rụng tóc phổ biến nhất, rụng tóc nội tiết tố androgen. Mất cân bằng oxy hóa được cho là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Sự dư thừa các ROS (một nhóm các phân tử và gốc tự do chứa oxy) trên da đầu gây tổn thương cho các tế bào chịu trách nhiệm phát triển nang tóc.

Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia sử dụng công nghệ học máy (machine learning) để sàng lọc hiệu quả 91 "ứng cử viên" nanozyme khác nhau và dự đoán hợp chất nào sẽ hoạt động giống nhất với superoxide dismutase, loại enzyme giúp trung hòa tự nhiên các ROS trong cơ thể. Cuối cùng, hợp chất được chọn là mangan thiophosphate (MnPS3). Nhóm nghiên cứu tích hợp MnPS3 vào các tấm nano và thử nghiệm với các nguyên bào sợi của da người, giúp giảm mức ROS mà không gây hại.

Tiếp theo, nhóm nhà khoa học tạo ra một miếng dán vi kim chứa hợp chất này và thiết kế sao cho nó khuếch tán sâu vào da để loại bỏ ROS dư thừa. Miếng dán được thử nghiệm trên chuột bị rụng lông nội tiết tố androgen. Trong vòng 13 ngày, chúng đã tái tạo lông, các sợi lông mọc dày và rậm hơn so với những con chuột được điều trị bằng testosterone hoặc minoxidil.

Nghiên cứu mang lại triển vọng lớn cho việc phát triển các phương pháp điều trị rụng tóc mới. Bên cạnh đó, nhóm nhà khoa học cũng coi đây là bằng chứng cho thấy công nghệ học máy có thể đẩy nhanh sự phát triển của phương pháp trị liệu nanozyme, từ đó phát triển các phương pháp chữa trị vết thương và khối u.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhóm học sinh cấp 2 làm giấy từ vỏ sầu riêng

Nhóm học sinh cấp 2 làm giấy từ vỏ sầu riêng

TP HCM- Nhóm học sinh THCS Lý Thánh Tông, quận 8 dùng vỏ sầu riêng tạo ra giấy có mùi thơm tự nhiên, giúp tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp.

Đăng ngày: 04/11/2022
Phát triển thành công nhựa tự động chuyển từ mềm sang cứng dưới ánh sáng

Phát triển thành công nhựa tự động chuyển từ mềm sang cứng dưới ánh sáng

Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển thành công một loại vật liệu nhựa linh hoạt lấy cảm hứng từ sinh vật sống với nhiều ứng dụng hứa hẹn.

Đăng ngày: 29/10/2022
75 mẹo giúp bạn tập trung, tiết kiệm thời gian và làm việc hiệu quả hơn

75 mẹo giúp bạn tập trung, tiết kiệm thời gian và làm việc hiệu quả hơn

Thống kê cho thấy trung bình một nhân viên lãng phí 2,1 giờ làm việc mỗi ngày. Như vậy là cứ 11 phút làm việc, chúng ta lại bị xao lãng bởi email, Facebook, " buôn chuyện"...

Đăng ngày: 27/10/2022
Nước biển dâng, nông dân Bangladesh hồi sinh phương thức canh tác cổ xưa

Nước biển dâng, nông dân Bangladesh hồi sinh phương thức canh tác cổ xưa

Nông dân Mohammad Mostafa sống ở phía tây nam Bangladesh đã hồi sinh phương thức canh tác trên bè nổi của tổ tiên, trong bối cảnh nước biển dâng và lũ lụt đe dọa đất canh tác.

Đăng ngày: 25/10/2022
Trung Quốc phát triển

Trung Quốc phát triển "pin nước biển" sản xuất điện sạch

Các nhà khoa học Trung Quốc kết hợp vi sinh vật với nước biển để chuyển đổi ánh sáng thành đường, sau đó sử dụng đường để tạo ra điện.

Đăng ngày: 15/10/2022
Nguyên nhân xảy ra lở đất đá và cách phòng tránh

Nguyên nhân xảy ra lở đất đá và cách phòng tránh

Sạt lở đất đá là một trong những thiên tai thường xảy ra ở các tỉnh miền núi nước ta, nó có thể quét sạch hoặc vùi lấp bất cứ thứ gì khi đổ bộ từ sườn núi.

Đăng ngày: 12/10/2022
Trung Quốc tạo ra sợi siêu bền từ tơ tằm tự nhiên

Trung Quốc tạo ra sợi siêu bền từ tơ tằm tự nhiên

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Thiên Tân đã phát triển thành công một loại sợi từ tơ tằm tự nhiên bền chắc hơn 70% so với tơ nhện.

Đăng ngày: 11/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News