Thức ăn cho trẻ Hà Nội nhiễm độc chì
Kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng về khẩu phần ăn cho trẻ ở Hà Nội cho thấy, có tình trạng ô nhiễm chì, kim loại nặng.
Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã điều tra khẩu phần ăn của trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại bốn quận nội thành Hà Nội (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng). Trong nhóm tuổi này, có 12 loại thực phẩm được sử dụng thường xuyên là gạo, sữa, cam, thịt lợn nạc, trứng gà, thịt gà, thịt bò, tôm rảo và rau muống…
Ảnh minh họa.
Kết quả phân tích cho thấy, tình trạng ô nhiễm chì cao nhất ở rau muống và thịt lợn (5/8 mẫu nhiễm chì), sau đó đến gạo (5/12 mẫu). Tôm rảo, cam và quýt có 1/4 số mẫu vượt quá tiêu chuẩn cho phép về hàm lượng chì.
Về chỉ tiêu kim loại nặng Cadmi, thực phẩm vượt quá quy định cho phép của Bộ Y tế nhiều nhất là gạo (3/12 mẫu), thịt lợn 2/8 mẫu, thịt bò 2/4 mẫu. Riêng với chỉ tiêu asen, không có thực phẩm nào vượt quá tiêu chuẩn.
Các kim loại nặng có hại rất lớn đến sức khỏe. Nhiễm độc chì làm trẻ chậm phát triển trí tuệ, gây tổn thương xương khớp, tiêu hóa, thận, máu… Nhiễm độc Cadmi phá hủy canxi xương, làm xương trẻ chậm phát triển, gây bệnh còi xương, thậm chí gây ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi và ung thư vú.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư
Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể
Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.
