Thung lũng công nghệ Silicon có nguy cơ nằm dưới mực nước biển vào năm 2100

Nguyên nhân chính là do mực nước biển đang ngày càng tăng và các nền đất của thành phố đang bị sụt lún một cách trầm trọng.

Kết luận nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science Advances mới đây tiết lộ, một diện tích lớn của khu vực Vịnh San Francisco đang dần chìm nhanh hơn trong khi mực nước biển ngày càng tăng. Kết quả được lấy từ dữ liệu vệ tinh quan sát InSAR trong giai đoạn 2007-2011.

Thung lũng công nghệ Silicon có nguy cơ nằm dưới mực nước biển vào năm 2100
Thành phố San Francisco, Mỹ, nơi "đóng đô" của Silicon Valley.

Một số khu vực đang chìm với tốc độ 10mm/năm, nhưng điều đáng quan ngại hơn là mực nước biển đang tăng 3mm/năm và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo Dailymail, sở dĩ nền đất tại khu vực Vịnh San Francisco có nguy cơ sụt lún ngày càng cao là do phần lớn diện tích đất ở nơi đây được xây dựng trên các bãi bùn tự nhiên và các bãi chôn lấp vẫn đang trong quá trình đầm.

Kết hợp hai yếu tố địa chất của Vịnh San Francisco và mực nước biển ngày càng tăng, mảnh đất lành của các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Apple hay Google đang có nguy cơ sớm trở thành thành phố dưới lòng biển trong tương lai.

Tác giả chính của nghiên cứu, Manoochehr Shirzaei, trợ lý giáo sư tại Trường Nghiên cứu Trái Đất và Không gian Arizona tiết lộ:

"Mặt đất đang dần sụt xuống, mực nước biển lại dâng cao và nước lũ ngày càng lấn sâu vào đất liền nhiều hơn. Hầu hết đường bờ biển Vịnh San Francisco đang chìm xuống ở mức dưới 2mm/năm, nhưng ở một số khu vực, chúng tôi phát hiện tỷ lệ sụt lún lên tới 10mm/năm trở lên".

Nghiên cứu trước đây đưa ra dự báo khá lạc quan khi cho rằng, chỉ có khoảng 51km2 diện tích đất có nguy cơ bị ngập lụt vào năm 2100. Tuy nhiên dựa theo những tác động của hiện tượng sụt lún bờ biển, các nhà khoa học đã nâng quy mô diện tích đất bị ảnh hưởng lên ít nhất 125km2.

Thậm chí trong trường hợp xảy ra triều cường và nước dâng do bão, nguy cơ diện tích đất bị ngập nước có thể dao động từ 130-430km2 vào năm 2100.

Thung lũng công nghệ Silicon có nguy cơ nằm dưới mực nước biển vào năm 2100
Những nơi thuộc khu vực Vịnh San Francisco có nguy cơ chìm dưới mực nước biển vào năm 2100.

Các công trình có nguy cơ gặp nguy hiểm chủ yếu là các bãi chôn rác thải hoặc sân bay quốc tế San Francisco, nơi xử lý hơn 200 ngàn lượt vận tải và khoảng 56 triệu hành khách mỗi năm. Khi nước biển tấn công đất liền, đường băng của sân bay có thể bị ngập lụt và ảnh hưởng tới khả năng cất và hạ cánh.

Tuy nhiên, tiến sỹ Shirzaei cũng khẳng định: "Có rất nhiều ước lượng và mô hình về mực nước biển dâng. Nhưng tất cả đều chưa đủ vì chúng chưa tính đến sự thay đổi độ cao của đất".

Không phải tất cả các khu vực nguy cấp đều là những bãi chôn lấp. Những khu vực có sông, suối chứa lượng bùn đổ vào Vịnh đang ghi nhận mức nước ngầm giảm trông thấy. Sự suy giảm tầng chứa nước ngầm cũng là nguyên nhân khiến đất dễ ngập hơn dưới mực nước biển.

Nghiên cứu trên của các nhà khoa học Mỹ sẽ là nguồn dữ liệu quan trọng giúp các quan chức địa phương sớm lên kế hoạch ứng phó khẩn cấp với tình trạng sụt lún đất và mực nước biển ngày càng tăng trong tương lai. Đây cũng sẽ là mối quan tâm hàng đầu của nhiều công ty công nghệ cao như Apple hay Google, Microsoft nếu các hãng muốn duy trì sự tồn tại ở nơi được coi là thủ phủ công nghệ của thế giới lâu dài hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Một cú sét đánh, 156 người nằm la liệt ở Rwanda

Một cú sét đánh, 156 người nằm la liệt ở Rwanda

Theo Daily Star, ít nhất 16 người thiệt mạng trong vụ sét đánh cuối tuần trước. 14 người chết ngay lập tức trong khi 2 người chết tại bệnh viện, vì vết thương quá nặng.

Đăng ngày: 12/03/2018
Cách nhận biết sớm hiện tượng giông, lốc, mưa đá

Cách nhận biết sớm hiện tượng giông, lốc, mưa đá

Giông lốc hình thành do hiện tượng đối lưu rất mạnh trong không khí gây ra, có thể đi kèm sấm chớp hoặc lốc xoáy, mưa đá, với gió giật mạnh.

Đăng ngày: 12/03/2018
Đám mây lạ bao phủ Đại Tây Dương

Đám mây lạ bao phủ Đại Tây Dương

Vừa qua, vệ tinh Aqua của NASA đã trở về Trái đất, mang theo những hình ảnh độc đáo của hành tinh xanh chụp từ ngoài không gian.

Đăng ngày: 06/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News