Thuốc Anaferon là gì?

Anaferon là thuốc thuộc nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch. Cần lưu ý cách dùng ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Anaferon là thuốc chứa thành phần hoạt chất chính là kháng thể kháng Interferon gamma, góp phần chống lại virus. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén tan trong khoang miệng, hàm lượng 3mg. Đây là một thuốc kê đơn, cần có chỉ định của bác sĩ mới được phép sử dụng.

Công dụng của thuốc Anaferon

  • Dự phòng và điều trị các trường hợp nhiễm virus đường hô hấp cấp tính, bệnh cúm.
  • Phối hợp điều trị trong các trường hợp nhiễm herpes virus, herpes môi, herpes sinh dục, chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, thủy đậu.
  • Phối hợp điều trị và dự phòng tái phát cho các trường hợp nhiễm herpes virus mạn tính bao gồm herpes ở môi và herpes sinh dục.
  • Dùng phối hợp Anaferon trong điều trị trong các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Suy giảm miễn dịch thứ phát do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả dự phòng và điều trị các trường hợp bội nhiễm do virus và vi khuẩn.

Hướng dẫn dùng thuốc Anaferon

Liều dùng

Đối tượng sử dụng cho trẻ em từ 1 tháng tuổi trở lên với liều như sau:

Viêm đường hô hấp trên, bệnh cúm, viêm dây thần kinh, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm virus herpes: Trong 2 giờ đầu, cứ 30 phút cho dùng 1 viên nén Anaferon. Sau đó, dùng tiếp 3 viên/3 lần/ngày trong ngày điều trị đầu. Từ ngày điều trị thứ 2 trở đi, dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

Dùng với mục đích dự phòng trong mùa bệnh dịch, dùng mỗi ngày 1 viên, trong thời gian từ 1 đến 3 tháng.

Herpes sinh dục cấp tính: 1 – 3 ngày đầu, mỗi lần 1 viên, ngày 8 lần, sau đó giảm thành 1 viên/lần, ngày 4 lần, dùng trong ít nhất 3 tuần.

Để dự phòng tái phát đối với nhiễm virus herpes mạn tính, dùng mỗi ngày 1 viên. Thời gian dự phòng có thể kéo dài đến 6 tháng, tùy từng trường hợp cụ thể.

Điều trị và dự phòng trong các trường hợp suy giảm miễn dịch, trong các phối hợp điều trị nhiễm khuẩn: dùng mỗi ngày 1 viên.

Có thể dùng Anaferon cho trẻ em đồng thời với các thuốc kháng virus và thuốc điều trị triệu chứng khác khi cần thiết.


Thuốc Anaferon.

Cách dùng

Dùng mỗi lần 1 viên (ngậm viên nén cho đến khi viên được phân tán hoàn toàn trong khoang miệng, không dùng trong các bữa ăn). Khi dùng cho trẻ nhỏ (từ 1 tháng tuổi đến 3 tuổi) nên hòa tan viên nén trong một lượng nhỏ nước uống (khoảng 1 thìa canh) ở nhiệt độ phòng.

Tác dụng phụ của thuốc Anaferon

Trong phạm vi chỉ định và liều dùng khuyến nghị, chưa phát hiện các tác dụng ngoại ý của thuốc.

Tương tác thuốc khi dùng Anaferon

Chưa có báo cáo về các trường hợp tương tác với các thuốc khác. Có thể dùng Anaferon cho trẻ em đồng thời với các thuốc kháng virus, kháng khuẩn và thuốc điều trị triệu chứng khác khi cần thiết.

Trường hợp không nên dùng Anaferon

Thuốc được chống chỉ định trong trường hợp người bệnh quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Lưu ý khi dùng thuốc Anaferon

Vì chưa có dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả, không nên dùng Anaferon cho trẻ em cho trẻ nhỏ dưới 1 tháng tuổi.

Thuốc có chứa lactose. Những trường hợp bệnh hiếm gặp có rối loạn dung nạp galactose theo di truyền, suy giảm lactase hoặc không hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.

Không cần hiệu chỉnh điều trị cho bệnh nhân suy gan, thận.

Khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ quá liều, bạn nên ngừng dùng thuốc và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Lưu ý: Những thông tin về các loại thuốc, biệt dược được đăng tải ở chuyên mục Tủ thuốc gia đình trên Website Khoahoc.tv chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước khi quyết định điều trị bất kỳ loại thuốc nào để mang lại hiệu quả tốt và an toàn cho sức khỏe của bạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News