Thuốc chữa dứt HIV sắp ra đời?

Một loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh HIV đã vượt qua thử nghiệm giai đoạn 1 và đem lại cho nhóm khoa học gia Mỹ khoản tài trợ 20 triệu USD.

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Bắc Carolina và Hệ thống Y tế quốc gia dành cho trẻ em (Mỹ) vừa công bố trên tạp chí khoa học Cell Reports công trình mà cả thế giới trông đợi: một loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn cho người nhiễm HIV. Thử nghiệm giai đoạn 1 đã chứng minh tác dụng và độ an toàn của thuốc này.


Thuốc chữa HIV mới có thể đánh thức các tế bào HIV "ngủ đông", dẫn dụ chúng ra khỏi nơi ẩn nấp để rồi bị tiêu diệt hoàn toàn - ảnh: SHUTTERSTOCK.

Tiến sĩ David Margolis (Đại học Bắc Carolina), một trong các tác giả cao cấp của nghiên cứu cho biết thuốc chữa HIV này là một liệu pháp miễn dịch, tức nó đóng vai trò một kích thích tố hiệu quả giúp hệ miễn dịch cơ thể vùng lên và đánh bại căn bệnh. Liệu pháp miễn dịch đang là hướng đi mới được nhiều nhà khoa học ứng dụng trong các phương pháp điều trị các bệnh nan y khác, ví dụ như ung thư.

Điểm đặc biệt của thuốc chữa HIV mới này là nó có thể dẫn dụ các tế bào HIV ở dạng "ngủ đông" ra khỏi vị trí ẩn nấp, để rồi bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch. Với các phương pháp trước đây, tế bào HIV "ngủ đông" dường như là bất khả xâm phạm bởi các thuốc cũ không cách gì tìm kiếm và đánh bại được, dẫn đến việc bệnh nhân không bao giờ thoát khỏi căn bệnh cho dù thuốc có giúp đưa bệnh về trạng thái ổn định.

Tiến sĩ Margolis cho biết ông và các cộng sự hy vọng có thể tạo ra thêm nhiều "bệnh nhân Berlin" nữa. "Bệnh nhân Berlin" là một người đàn ông Mỹ tên Timothy Brown, người duy nhất được y văn ghi nhận là được chữa khỏi HIV. Ông Brown đồng thời bị ung thư máu và được chữa bằng cách ghép tủy, điều này vô tình kích hoạt hệ miễn dịch của ông và nó đã chiến thắng luôn căn bệnh HIV một cách kỳ diệu.

Tuy nhiên, sau đó, khi các nhà khoa học nỗ lực lặp lại điều kỳ diệu trên 6 bệnh nhân HIV giai đoạn cuối, nó không hiệu quả và cả 6 người đã chết trong vòng 1 năm sau khi ghép tủy. Vì thế, thuốc chữa HIV mới này kỳ vọng đưa đến một cách tiếp cận liệu pháp miễn dịch an toàn hơn và trúng đích hơn.

Ngay sau khi công bố, các nhà khoa học đã lập tức nhận được tài trợ từ hãng dược phẩm GlaxoSmithKline: họ sẽ cung cấp 4 triệu USD/năm trong vòng 5 năm, tức tổng cộng 20 triệu USD để hỗ trợ nhóm nghiên cứu biến ý tưởng thành hiện thực.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News