Thuốc giảm đau có thể gây nhiễm trùng đường ruột

Clostridium difficile là một loại trực khuẩn hiện diện rất nhiều tại các bệnh viện. Nhiều đến nỗi các nhà nghiên cứu đã dí dỏm gọi chúng là những con “thú cưng bé nhỏ” của các bệnh viện. Nhưng điều tai hại là những con thú cưng bé nhỏ này lại có khả năng gây nhiễm trùng đường ruột vô cùng nguy hiểm có nguy cơ tử vong cho người.

Theo phát hiện được công bố mới đây của một nhóm các nhà nghiên cứu từ ba trường đại học của Mỹ là Tennessee, Michigan và Arizona, tình trạng sẽ càng trở nên trầm trọng hơn khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID - Non steroidal antiinflammatory drugs).


Loài trực khuẩn Clostridium difficile, chụp qua kính hiển vi.

Gần 30.000 người chết mỗi năm tại Mỹ, chủ yếu là người cao niên. Những người đang được điều trị bằng thuốc kháng sinh cũng trở nên rất nhạy cảm vì những chất này làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Nhưng thật tai hại khi NSAID lại là một trong những loại thuốc được kê đơn nhiều nhất trên thế giới mà chỉ riêng tại Mỹ hằng năm có tới 98 triệu đơn thuốc có ghi NSAID. Những người lớn tuổi, những người dễ bị biến chứng nghiêm trọng trong khi nhiễm Clostridium difficile, cũng là những người được cho sử dụng NSAID nhiều nhất.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hai nhóm chuột được điều trị bằng kháng sinh trong một tuần sau khi nhiễm Clostridium difficile. Một nhóm đã được điều trị bằng thuốc chống viêm indomethacin, trước khi bị nhiễm trùng, nhóm còn lại thì không.

Kết quả là 80% số chuột không được điều trị bằng indomethacin vẫn sống sót sau thời gian quan sát, so với chỉ 20% số chuột được điều trị. Loại thứ hai có các tổn thương đặc trưng của nhiễm trùng Clostridium difficile trong các mô của đại tràng.

Trên thực tế, trực khuẩn này tiết ra hai chất độc làm thoái hóa niêm mạc, gây ra sự hấp thụ kém ở ruột và xuất hiện tiêu chảy. Nhưng những tổn thương tương tự này lớn hơn nhiều ở những con chuột được điều trị bằng indomethacin.

Vì vậy, công trình nghiên cứu này đã cho chúng ta kết quả là hãy cẩn trọng khi bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile mà lại điều trị với các loại thuốc NSAID.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News