Thuốc mới giúp phục hồi cho bệnh nhân xơ gan

Mỗi năm trên thế giới có gần 40 triệu người chết do bệnh xơ gan. Ngoài ra, nếu sống sót, bệnh nhân xơ gan vẫn không thể hồi phục sức khỏe, bởi cấu trúc bình thường của gan đã bị biến đổi.

>>> Dấu hiệu sớm của bệnh xơ gan

Tuy nhiên, các nhà khoa học Nga ở vùng Siberia đã chế tạo ra một loại thuốc giúp người bệnh có khả năng khôi phục cơ quan bị hỏng và ngăn chặn những biến đổi.

Đồng tác giả phát minh này, ông Gleb Zuzkov, thư ký khoa học của Viện Y Dược học thuộc chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói: “Chế phẩm này xúc tiến hoạt động của các tế bào gốc trong gan. Ngoài ra, phương pháp này còn gia tăng hoạt động của các tế bào gốc trong tủy xương, giúp chúng ra vào máu ngoại vi và chuyển đến cơ quan bị thiệt hại".

Trên thị trường dược phẩm quốc tế chưa có loại thuốc tương tự. Dù giới khoa học đã từ lâu tập trung giải quyết vấn đề xơ gan.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, trong 50 năm qua, số người mắc bệnh viêm gan mãn tính và xơ gan đã tăng lên gấp 8 lần. Hiện nay, bệnh hepatit và xơ gan đứng thứ 4 trong số các bệnh gây tử vong nhiều nhất, vượt trên bệnh lao và bệnh thiếu máu cơ tim.

Trước đó, năm 2010, các nhà khoa học Anh đã thành công trong việc nuôi cấy gan nhân tạo. Mô của người được nuôi từ tế bào gốc lấy ra ở rốn đứa trẻ chỉ vài phút sau khi nó chào đời.

Theo ý kiến của họ, những “lá gan” nhân tạo có thể được dùng để thay thế bộ phận gan bị hỏng. Song, để nghiên cứu ra phương pháp tạo được lá gan hoàn chỉnh có lẽ sẽ phải mất vài chục năm. Các cuộc nghiên cứu trong lĩnh vực tế bào gốc và gene cũng vậy.

Ông Gleg Zuzkov phân tích: “Có nhiều vấn đề sinh học vì có nguy cơ lá gan nhân tạo biến chứng và gây khối u. Về liệu pháp gene thì các cuộc nghiên cứu mới ở giai đoạn thử nghiệm. Còn các nhà khoa học Siberia thì đề xuất một phương pháp thực tế là liệu pháp tác động đến tế bào. Ưu điểm của liệu thuốc mới là ở chỗ đây là một phương pháp có triển vọng thực tế."

Hiện liệu thuốc mới của các nhà khoa học Siberia đang trải qua giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng. Sau 5 năm nữa, loại dược phẩm mới, được gọi là “viên thuốc cứu sinh” sẽ được cấp cho các hiệu thuốc trong nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Đăng ngày: 19/02/2025
Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Đăng ngày: 14/02/2025
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Đăng ngày: 10/02/2025
Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 08/02/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 07/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News