Thuốc trừ sâu gây bệnh rối loạn sự chú ý ở trẻ
Theo một kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nhi khoa của Mỹ, những trẻ nhỏ tiếp xúc nhiều với các loại thuốc trừ sâu được sử dụng cho các loại rau xanh và hoa quả ở Mỹ có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Các nhà khoa học ở Mỹ và Canada đã nghiên cứu các dữ liệu của 1.139 trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 8-15 và phát hiện rằng những trẻ nhỏ với dư lượng các loại thuốc trừ sâu cao hơn có nguy cơ mắc chứng rối loạn ADHD cao gấp hai lần so với những đứa trẻ khác.
Hiện nay có khoảng 40 loại thuốc trừ sâu có chứa chất organophosphate đăng ký sử dụng ở Mỹ với Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), và có khoảng 33 triệu kg thuốc trừ sâu được sử dụng trong các khu vực dân cư và nông nghiệp.
Mặc dù việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu ở khu vực dân cư là bình thường, nhưng Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ phát hiện thấy rằng việc các trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có dư lượng các loại thuốc trừ sâu trong cơ thể là do đường tiếp xúc qua các loại rau quả.
Nghiên cứu đã trích dẫn một báo cáo năm 2008 cho biết hàm lượng các loại thuốc trừ sâu được phát hiện ở nhiều loại rau quả.
Một mẫu sản phẩm được xét nghiệm đã phát hiện thấy 28% các loại quả blueberry (việt quất) đông lạnh, 20% cây cần tây, và 25% dây tây có chứa một loại organophospate. Các loại khác của thuốc trừ sâu được tìm thấy ở 27% các loại đậu xanh, 17% đào và 8% cây bông cải xanh.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Mỹ (CDC), có gần 4,5 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 5-17 được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ADHD.
Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, theo thống kê cứ 100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7.
Đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người./.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư
Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể
Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.
