Thụy Điển xây dựng đường cao tốc sạc điện đầu tiên trên thế giới
Đường cao tốc điện sẽ được xây dọc theo 21km của tuyến đường châu Âu E20, cho phép xe cộ có thể sạc trong lúc chạy qua.
Tuyến đường châu Âu E20 kết nối Hallsberg và Örebro, nằm giữa ba thành phố lớn của Thụy Điển là Stockholm, Gothenburg và Malmö. Dự án đường cao tốc điện khí hóa vĩnh viễn đầu tiên trên thế giới được Thụy Điển đưa ra sau khi Liên minh châu Âu (EU) thông qua một đạo luật vào tháng trước yêu cầu tất cả ôtô mới bán ra phải có lượng khí thải CO2 bằng 0 từ năm 2035, Euro News hôm 29/4 đưa tin.
Một chiếc xe điện chạy trên đường ở Thụy Điển. (Ảnh: EPA)
Jan Pettersson, giám đốc Phát triển Chiến lược tại cơ quan quản lý giao thông Thụy Điển, hoan nghênh dự án mới và cho biết, điện khí hóa đường cao tốc là việc cần thiết để khử carbon trong ngành giao thông. Năm 2018, Thụy Điển cũng thử nghiệm đường sạc điện đầu tiên trên thế giới dành cho xe điện trên đoạn đường dài 1,6km giữa sân bay Arlanda Stockholm và Rosersberg.
Dự án đường cao tốc điện đang ở giai đoạn thu mua nguyên vật liệu, trang thiết bị, và dự kiến khởi công năm 2025. Phương thức sạc của đường cao tốc vẫn chưa được quyết định nhưng có ba loại chính gồm hệ thống dây mềm, hệ thống dẫn truyền và hệ thống cảm ứng.
Hệ thống dây mềm chỉ có thể dùng cho phương tiện hạng nặng vì sử dụng dây điện trên cao để cung cấp điện cho một loại xe buýt hoặc xe điện đặc biệt. Hệ thống dẫn truyền hoạt động giống như bộ sạc không dây cho smartphone, xe nhận năng lượng từ một tấm ván trên đường. Hệ thống cảm ứng sử dụng thiết bị chôn bên dưới mặt đường để truyền điện tới một cuộn dây trong xe điện.
Thụy Điển có khoảng 500.000km đường nhưng sẽ chỉ cần điện khí hóa các xa lộ vì ôtô cũng không bao giờ phải đi quá 45km để tới một con đường như vậy. Nước này có kế hoạch điện khí hóa thêm hơn 3.000km đường vào năm 2045 và đã hợp tác với Đức, Pháp để trao đổi kinh nghiệm thông qua các tổ chức hợp tác nghiên cứu. Thụy Điển và Đức đã có các cơ sở thử nghiệm trên đường công cộng vài năm qua, trong khi Pháp cũng dự định sở hữu một đoạn đường điện thí điểm.

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Bộ pin giúp xe điện chạy 1,5 triệu km không cần sạc
Hai công ty công nghệ bền vững cùng phát triển bộ pin cho xe điện hạng nặng với tuổi thọ đáng nể, có thể cung cấp điện cho xe chạy hơn 1,5 triệu km.
