Tia vũ trụ hé lộ phòng chôn cất ẩn dưới lòng đất
Nhóm nghiên cứu Italy và Nhật Bản lần đầu tiên tìm thấy phòng chôn cất của một nghĩa địa cổ ẩn dưới thành phố Naples nhờ chụp cắt lớp moon.
Trong kỹ thuật chụp cắt lớp muon, hay muography, các nhà khoa học sử dụng tia vũ trụ để lập bản đồ những khu vực không tiếp cận được. Muon là hạt mang điện tích âm sinh ra khi tia vũ trụ va chạm với các nguyên tử trong tầng khí quyển trên cao của Trái đất. Muon chạm tới bề mặt Trái đất với tốc độ khoảng 10.000 hạt một m2 mỗi phút. Muography giúp xây dựng các mô hình 3D từ dữ liệu thu được khi hạt đi xuyên qua các vật cản có độ đặc khác nhau, ví dụ như tường hay sàn nhà.
Các máy dò hạt muon được đặt trong một căn hầm cổ xưa. (Ảnh: Valeri Tioukov).
Trong nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Scientific Reports, nhóm chuyên gia sử dụng kỹ thuật này để lập bản đồ phần còn lại của thành phố Hy Lạp cổ đại Neapolis bên dưới thành phố Naples, IFL Science hôm 26/4 đưa tin. Các chuyến khai quật không thể tiếp cận phần lớn tàn tích này do mật độ dân số cao tại đây.
"Tàn tích thành phố Neapolis cổ đại với các tòa nhà, đường phố, cống dẫn nước và nghĩa địa do người Hy Lạp xây dựng từ nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên hiện nằm ở độ sâu khoảng 10 m dưới mặt đường của thành phố Naples", nhóm nghiên cứu cho biết.
"Thách thức đầu tiên là thiết kế một máy dò muon nhỏ gọn với độ phân giải góc cao, có thể vận chuyển trong khu vực nhỏ hẹp và không kết nối với lưới điện. Máy dò được phát triển dựa trên những công nghệ mà chúng tôi dùng trong các thí nghiệm vật lý tại Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) và Phòng thí nghiệm quốc gia INFN Gran Sasso", Giovanni De Lellis, chuyên gia tại Đại học Federico II và Viện Vật lý Hạt nhân Quốc gia (INFN) ở Naples, cho biết.
Sơ đồ do nhóm nghiên cứu xây dựng. (Ảnh: Valeri Tioukov)
Các máy dò muon được đặt trong một căn hầm cổ xưa ở độ sâu 18m dưới mặt đường của thành phố Naples. Sau nhiều tháng, chúng đón được khoảng 10 triệu hạt muon. Nhờ đó, nhóm nghiên cứu có thể tạo ra một bản phục dựng lập thể.
"Dựa vào số lượng hạt muon chạm đến máy dò từ các hướng khác nhau, chúng tôi có thể ước tính khối lượng riêng của vật liệu mà chúng đã xuyên qua. Chúng tôi tìm thấy dữ liệu mà chỉ có thể giải thích bằng sự hiện diện của phòng chôn cất mới", Valeri Tioukov, tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia tại INFN, cho biết.
Nhiều phòng chôn cất tương tự trong khu vực có những bức bích họa và tác phẩm điêu khắc tinh xảo mà các gia đình giàu có thời Hy Lạp hóa xây dựng cho người đã khuất. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa thể tiếp cận căn phòng mới phát hiện mà chỉ mới nghiên cứu bằng tia vũ trụ.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
