Tiểu hành tinh lớn bay qua Trái Đất vào mùa Thu

Phòng thí nghiệm phản lực JPL (Jet Propulsion Laboratory) thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 2/5, cho biết một tiểu hành tinh lớn sẽ bay ngang qua Trái Đất vào mùa Thu tới ở khoảng cách gần, và sẽ tạo điều kiện cho các nhà khoa học có một cái nhìn cận cảnh về tảng đá vũ trụ này.

"Vào ngày 8/11, tiểu hành tinh 2005 YU55 sẽ bay qua Trái Đất và cách hành tinh của chúng ta khoảng 325.000km ở điểm gần nhất," ông Don Yeomans, Giám đốc Chương trình vật thể gần Trái Đất tại JPL ở Pasadena, Los Angeles (Mỹ) nói.


2005 YU55 - một trong những tiểu hành tinh có nguy cơ nhất đối với Trái Đất. (Nguồn: Fox)

Tiểu hành tinh này rộng khoảng 400m, là tảng đá vũ trụ lớn nhất được xác định sẽ tiến đến Trái Đất với khoảng cách gần như vậy cho đến năm 2028.

Bất kể khoảng cách tương đối gần và kích thước lớn như vậy, song "YU55 không có nguy cơ va chạm với Trái Đất ít nhất trong 100 năm tới," Yeomans nói trong một thông cáo báo chí.

Theo ông, khi ở khoảng cách gần Trái Đất nhất, tác động trọng lực của YU55 trên Trái Đất sẽ nhỏ đến mức không thể đo được. Nó sẽ không ảnh hưởng đến thủy triều hoặc bất cứ điều gì khác.


Ảnh chụp tiểu hành tinh YU55 tiến gần Trái Đất vào tháng 11/2011 (Ảnh: NASA).

YU55 được phát hiện năm 2005 và vào tháng 4/2010, Mike Nolan cùng các đồng nghiệp tại Đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico đã thu được một số hình ảnh mờ của tiểu hành tinh này khi nó cách Trái Đất khoảng 2,3 triệu km.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News