Tiềm năng chữa ung thư của nọc độc sứa

Nọc độc của loài sứa Acromitus flagellatus được phát hiện là có khả năng làm chậm hay thậm chí đảo ngược tiến trình phát triển của tế bào ung thư phổi và gan ở người mà không gây tổn hại nghiêm trọng cho các mô xung quanh.

Khi sứa đốt một con cá (hoặc cả người), những hoạt chất sinh học trong nọc sẽ tấn công, phá hủy cấu trúc tế bào, ức chế hoạt động của enzyme, làm gián đoạn chất dẫn truyền thần kinh,… khiến đối tượng tê liệt hoặc tử vong. Tuy nhiên, đây cũng lại là một cơ chế tiềm năng đối với việc nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới chữa bệnh hiểm nghèo.

Tiềm năng chữa ung thư của nọc độc sứa
Sứa A. flagellatus. (Ảnh: Tihomir Makovec).

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Madras (Ấn Độ) đã bắt những cá thể sứa A. flagellatus – sinh trưởng trong môi trường nước lợ, chiết xuất nọc độc [sống] từ xúc tu của chúng và tiến hành phân tích sinh hóa. Sau đó, họ thiết kế các bài test để kiểm chứng phản ứng của nọc (với nồng độ thay đổi) với các dòng tế bào ung thư khác nhau – tế bào ung thư thận ở khỉ xanh (Chlorocebus sabaeus), tế bào ung thư gan (HepG2) và ung thư phổi (A549) ở người.

Kết quả cho thấy: mặc dù nọc có tác động rất hạn chế với tế bào ung thư thận ở khỉ xanh, nhưng các tế bào HepG2 và A549 ở người đã thu nhỏ lại đáng kể chỉ sau 48 giờ. Bên cạnh đó, hoạt chất trong nọc sứa còn có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư tăng sinh (tự nhân lên).

Ung thư gan và phổi là 02 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng y học vẫn chưa cải thiện được nhiều tiên lượng của bệnh. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân mắc ung thư phổi chỉ là khoảng 16% – con số tương tự với ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan, HCC,...). Vì thế, kết quả nghiên cứu này – được công bố trên tạp chí Saudi Journal of Biological Sciences – sẽ mở ra một hướng đi tiềm năng trong việc điều trị hai loại ung thư trên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn gốc bệnh trầm cảm qua các tế bào não hình sao

Nguồn gốc bệnh trầm cảm qua các tế bào não hình sao

Theo một nghiên cứu mới đây, những người bị trầm cảm có một đặc điểm khác biệt trong não của họ, có ít tế bào astrocyte - một loại tế bào não hình sao hơn so với não của những người bình thường.

Đăng ngày: 08/02/2021
Có thể bạn không biết: Nam giới cũng có thể

Có thể bạn không biết: Nam giới cũng có thể "mãn kinh" và nó bắt đầu đến từ độ tuổi 40

Thay đổi tâm trạng, tăng cân, rối loạn cương dương và thậm chí ngực to hơn có thể là những dấu hiệu của việc bạn đang ở thời kỳ mãn dục nam.

Đăng ngày: 08/02/2021
Người hút thuốc, uống rượu, bồ bịch lăng nhăng

Người hút thuốc, uống rượu, bồ bịch lăng nhăng "có ít chất xám hơn người khác"

Chất xám ít hơn tại ba vùng trong não khiến nhiều người sẵn sàng chấp nhập các hành vi rủi ro cao như hút thuốc, uống rượu, lăng nhăng bồ bịch, phóng xe bạt mạng, theo một nghiên cứu quốc tế.

Đăng ngày: 06/02/2021
Thiết bị lập hình ảnh 3D của da giúp điều trị vảy nến, chàm...

Thiết bị lập hình ảnh 3D của da giúp điều trị vảy nến, chàm...

Khi một người nào đó gặp các vấn đề về da như bệnh chàm hoặc vảy nến, một thiết bị mới được phát minh có thể giúp nhìn thấy tất cả các đường và rãnh nhỏ ở vùng bị ảnh hưởng.

Đăng ngày: 06/02/2021
Điều gì sẽ xảy ra nếu nhiệt độ xác định giới tính của một em bé?

Điều gì sẽ xảy ra nếu nhiệt độ xác định giới tính của một em bé?

Giới tính của con người chủ yếu được kiểm soát bởi các nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Trong khi đó, ở nhiều loài bò sát và cá, giới tính lại bị ảnh hưởng bởi độ ấm hay mát của trứng trước khi nở.

Đăng ngày: 05/02/2021
Khoảnh khắc chết đi có giống như tắt một chiếc công tắc điện?

Khoảnh khắc chết đi có giống như tắt một chiếc công tắc điện?

Chăm sóc cho một người vào giai đoạn cận kề cái chết luôn là việc gây áp lực cho gia đình và nhân viên y tế.

Đăng ngày: 05/02/2021
Miếng dán lấy cảm hứng từ origami giúp băng vết thương bên trong

Miếng dán lấy cảm hứng từ origami giúp băng vết thương bên trong

Viện Công nghệ Massachusetts phát triển miếng dán lấy cảm hứng từ nghệ thuật gấp giấy giúp băng vết thương bên trong do phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.

Đăng ngày: 05/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News