Tiến sĩ 104 tuổi đã "ra đi yên bình" trong tiếng nhạc Beethoven

Trưa 10/5 (giờ địa phương), tiến sĩ David Goodall thanh thản ra đi trong vòng tay người thân.

Sau thời gian dài đấu tranh và hơn một tháng trở thành chủ đề gây tranh cãi khắp thế giới, tiến sĩ David Goodall, nhà khoa học già nhất Australia đã qua đời bằng cái chết êm ái tại Basel (Thụy Sĩ), ABC News đưa tin.

Chia sẻ với truyền thông, đội ngũ y tế hỗ trợ tiến sĩ Goodall cho biết ông "ra đi trong yên bình". Từ căn phòng nơi tiến sĩ chấm dứt cuộc đời dài 104 năm, Bản giao hưởng số 9 của Beethoven vang lên. Bốn thân nhân cùng một người bạn đã ở bên Goodall đến phút giây cuối cùng.

Trước đó, tối 9/5, tiến sĩ Goodall dùng bữa với cá, khoai tây, bánh pho mát, những món ông cực kỳ yêu thích. Sáng 10/5, nhà khoa học ăn nhẹ với tâm trạng "phấn khởi".

Tiến sĩ 104 tuổi đã ra đi yên bình trong tiếng nhạc Beethoven
Tiến sĩ Goodall qua đời bằng cái chết êm ái như đúng ý nguyện. (Ảnh: Sky News).

Sinh ngày 4/4/1914 tại London (Anh), tiến sĩ David Goodall là nhà thực vật học và sinh thái học nổi tiếng thế giới. Ông từng giữ các vị trí quan trọng ở Anh, Mỹ, Australia. Sau khi nghỉ hưu năm 1979, tiến sĩ Goodall vẫn tiếp tục làm việc đến 103 tuổi và nhận biên tập bộ sách 30 cuốn mang tên Hệ sinh thái Thế giới của 500 tác giả. Năm 2016, ông được trao tặng huân chương Order of Australia.

Tròn 104 tuổi, tiến sĩ Goodall công khai nguyện vọng muốn chết dù vẫn còn khỏe mạnh. Trên thực tế, dù không mắc căn bệnh mạn tính nào, thể chất nhà khoa học già đi xuống rõ rệt. Năm 90 tuổi, ông bỏ tennis do không còn đủ sức chơi. Thị giác quá yếu gần như mù khiến tiến sĩ không thể lái xe và phải từ biệt thú vui biểu diễn sân khấu. Công việc nghiên cứu cũng bị dừng lại vì ông không thể đọc email. Hầu hết bạn bè của tiến sĩ đều đã qua đời.

Tiến sĩ 104 tuổi đã ra đi yên bình trong tiếng nhạc Beethoven
Tiến sĩ Goodall thời trẻ. (Ảnh: SBS)

Đầu năm 2018, tiến sĩ Goodall ngã ở căn hộ riêng. Kêu cứu mà không ai nghe thấy, ông nằm trên sàn nhà suốt hai ngày cho tới khi người giúp việc phát hiện. Từ đó, các bác sĩ cấm tiến sĩ Goodall sử dụng phương tiện công cộng và tự băng qua đường. Quá thất vọng, ông cố tự tử 3 lần nhưng rồi tỉnh dậy trong bệnh viện.

Dành hơn 20 năm vận động cho quyền được chết, tiến sĩ Goodall tin rằng con người phải được tự do quyết định số phận sau tuổi trung niên. Tuy nhiên pháp luật Australia không cho phép quyền được chết của một con người. Tháng 5/2018, nhờ sự đóng góp của cộng đồng, nhà khoa học lên đường đến Thụy Sĩ để ra đi như nguyện vọng. Hai bác sĩ xác nhận ông hoàn toàn minh mẫn, đủ điều kiện tiến hành cái chết êm ái.

Trước thời khắc vĩnh biệt, tiến sĩ Goodall dành thời gian đi dạo quanh vườn bách thảo Đại học Basel cùng ba cháu trai. "Tôi cảm thấy rất vinh dự khi được ở bên ông lúc này", Daniel, một người cháu của tiến sĩ tâm sự. "Những gì ông làm thật dũng cảm. Tôi mừng vì ông có thể thực hiện mong muốn của mình".

Tiến sĩ 104 tuổi đã ra đi yên bình trong tiếng nhạc Beethoven
Tiến sĩ Goodall tin rằng con người nên được tự do quyết định cái chết sau tuổi trung niên. (Ảnh: SBS).

Từ Australia, Karen Goodall-Smith, con gái tiến sĩ Goodall bày tỏ niềm tự hào tới người cha đã khuất. "Hiện tôi vô cùng xúc động nhưng cũng thanh thản", nhà tâm lý lâm sàng giãi bày. "Cha cảm thấy không còn mục đích sống nhưng bằng cách công khai sự ra đi của mình, ông đã đóng góp rất nhiều vào cuộc vận động quyền được chết".

"Cha không quan tâm về trang phục, nơi sống, tiền bạc hay vật chất. Tất cả những gì ông quan tâm là khoa học và gia đình", Karen nghẹn ngào. "Tôi hy vọng những người khác sẽ nhớ đến cha như thế".

Dự kiến trong vài tháng tới, lễ tưởng niệm tiến sĩ Goodall sẽ được tổ chức ở quê nhà Perth.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Nghiên cứu mới biến smartphone thành thiết bị xét nghiệm virus và nhiễm trùng

Nghiên cứu mới biến smartphone thành thiết bị xét nghiệm virus và nhiễm trùng

Các nhà khoa học thuộc Đại học Washington State đã phát triển thành công một mô hình phòng thí nghiệm trên smartphone.

Đăng ngày: 10/05/2018
Chỉ dấu sinh học giúp chẩn đoán sớm ung thư phổi

Chỉ dấu sinh học giúp chẩn đoán sớm ung thư phổi

Các nhà nghiên cứu từ ĐH Kitasato, Nhật Bản đã phát hiện thấy hàm lượng CKAP4 là cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân bị ung thư phổi so với những người khỏe mạnh.

Đăng ngày: 10/05/2018
Nắng nóng làm tăng nguy cơ nấm da đầu

Nắng nóng làm tăng nguy cơ nấm da đầu

Bệnh không chỉ gây ra tình trạng ngứa, tróc vảy, rụng tóc ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đăng ngày: 10/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News