Tiến trình phá hủy 5 chức năng cơ thể của rượu
Sử dụng hợp lý, rượu có thể có lợi cho cơ thể. Khi uống trở thành “bệnh”, những tác động rượu gây ra có thể là thảm họa đối với sức khỏe con người.
Theo Viện Quốc gia Mỹ về lạm dụng rượu và nghiện rượu, những ảnh hưởng ngay tức thì của rượu gồm tăng nồng độ cồn trong máu có thể xảy ra 10 phút sau ngụm rượu đầu tiên. Tuy nhiên, những tác động này là nhỏ so với tác động lâu dài rượu có thể gây ra cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng rượu có thể dẫn tới nhiều loại ung thư, gồm: miệng, thực quản, họng, gan và vú. Nó có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới hầu hết cơ quan chính của cơ thể.
1. Tim
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chất chống oxy hóa được tìm thấy trong một ly rượu vang đỏ có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, nhưng điều gì xảy ra khi một cốc trở thành một chai. Theo thời gian, sử dụng quá nhiều rượu sẽ làm yếu cơ tim, kết quả là dẫn đến bất thường lưu thông máu. Những người nghiện rượu và những người uống rượu bừa bãi thường bị một chứng bệnh gọi là bệnh cơ tim. Những người được chẩn đoán bị bệnh cơ tim do rượu có khả năng bị khó thở, rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), mệt mỏi, gan to và ho kéo dài. Rượu có thể cũng làm gia tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và cao huyết áp.
Ảnh: medicaldaily
2. Não
Ngoại trừ cảm giác hưng phấn ban đầu, rượu có thể có hại cho não. Bằng việc làm chậm sự tiếp nhận thông tin giữa các dẫn truyền thần kinh, ethanol trong các đồ uống có cồn cũng có thể gây tổn thương nhiều khu vực của não. Tổn thương kéo dài tới các dẫn truyền thần kinh của não có thể gây ra những thay đổi hành vi và tâm trạng như trầm cảm, lo âu, suy giảm trí nhớ và co giật.
Nghiện rượu kết hợp với dinh dưỡng kém cũng có thể gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff “não ướt”. Những người nghiện rượu với hội chứng não ướt bị một dạng trầm cảm được đặc trưng bởi mất trí nhớ, lú lẫn, ảo giác, mất khả năng phối hợp cơ và không có khả năng hình thành những ký ức mới.
3. Gan
Gan có vai trò tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm trùng và đào thải độc tố khỏi cơ thể. Có tới 2 triệu người Mỹ bị các bệnh về gan do sử dụng rượu quá mức. Xơ gan xếp hàng thứ 12 trong các nguyên nhân gây tử vong ở Mỹ năm 2009. Trong số hơn 31 nghìn người tử vong được báo cáo trong năm này, 48,2% được cho là có liên quan đến rượu. Cứ 3 người phải ghép gan ở Mỹ thì một là hậu quả của bệnh gan do sử dụng rượu.
4. Tụy
Giống như não, sử dụng nhiều rượu có thể làm tụy bị rối loạn gây ra sự bài tiết các enzyme bên trong thay vì gửi chúng đến ruột non. Sự tích tụ của các enzyme trong tuyến tụy cuối cùng sẽ gây ra tình trạng viêm tuyến tụy, vốn có thể xuất hiện đột ngột (viêm tụy cấp) với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, tăng nhịp tim, tiêu chảy và sốt, hoặc viêm tụy mạn sẽ phá hủy dần dần tuyến tụy, dẫn tới bệnh tiểu đường và thậm chí là tử vong.
5. Thận
Những ảnh hưởng rượu gây ra cho gan có thể cũng lan nhanh tới thận. Do tác dụng lợi tiểu, rượu đã làm tăng số lượng nước tiểu cơ thể thải ra khiến thận không thể thực hiện công việc điều tiết dịch cơ thể bao gồm phân phối natri, kẽm và các ion clorua. Điều này có thể làm mất cân bằng điện giải. Uống rượu quá nhiều có thể cũng dẫn tới tăng huyết áp, nguyên nhân thứ 2 gây suy thận.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

10 điều bạn cần biết về đậu phụ
Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.
