"Tiếng thét thủy quái" Thái Bình Dương làm sóng thần "nhảy ngang" lục địa
Các nhà khoa học đã phát hiện cơ chế khó tin gây ra những cơn sóng thần cao 15 m, lan khắp 3 đại dương chỉ trong vòng 20 giờ, thậm chí đi xuyên qua Nam Mỹ một cách bí ẩn: Một loại sóng âm đáng sợ.
Âm thanh gây ra sóng thần, điều tưởng chừng phim giả tưởng đó lại là thực tế đối với trận sóng thần do vụ phun trào Hunga Tonga – Hunga Ha'apai gây ra vào đầu năm 2022, tấn công nhiều quốc gia ở châu Đại Dương, châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Hình ảnh vệ tinh về vụ phun trào Hunga Tonga – Hunga Ha'apai nổi tiếng đầu năm 2022 - (Ảnh: JAXA/JMA).
Theo Science Alert, những con sóng cao tới 15 m ở một số địa điểm đã phá vỡ kỷ lục về những gì mà sóng xung kích từ một ngọn núi lửa có thể gây ra.
Đó là hiện tượng "sóng âm trọng lực" (AGW), theo nhà địa chất học Ricardo Ramalho từ Đại học Cardiff - Anh. AGW là một dạng sóng âm thành dài đặc biệt, cực mạnh, có thể truyền đi nhanh chóng xuyên qua đại dương, xuyên lên bầu khí quyển, vượt ra ngoài các con sóng khi núi lửa phun trào. Và khi nhiều "tiếng thét thủy quái" kiểu này hội tụ, chúng bơm thêm năng lượng vào cơn sóng thần.
Điều này có nghĩa là cơn sóng thần lớn hơn, kéo dài hơn, di chuyển xa hơn và nhanh hơn so với mức thông thường. "Ý tưởng rằng sóng thần có thể được tạo ra bởi các sóng trong khí quyển gây ra bởi các vụ phun trào núi lửa không phải là mới, nhưng sự kiện này lần đầu tiên được ghi lại bởi các thiết bị đo đạc hiện đại, dày đặc trên toàn thế giới" - tiến sĩ Ramalho nói.
Một tổ hợp dữ liệu được ghi lại từ mực nước biển, bầu khí quyển và các dữ liệu vệ tinh đã được sử dụng để xác định sự hiện diện của những con sóng này, cho thấy chúng mối tương quan trực tiếp giữa những dấu hiệu đầu tiên của nhiễu động không khí do AGW gây ra và sự khởi đầu của sóng thần ở một số địa điểm.
Vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga - Hunga Ha'apai là một vụ phun trào rất lớn, nhưng các vụ phun trào dưới nước thường không tạo ra sóng thần ở quy mô này, vì vậy các nhà khoa học đã đi tìm kiếm sự bất thường.
Một trong những loại "tiếng thét thủy quái" này có thể kéo dài hàng trăm km hoặc hàng dặm, và chúng có thể di chuyển xuống hàng nghìn m dưới nước với tốc độ gần bằng tốc độ âm thanh thông thường.
Đợt sóng thần nói trên di chuyển nhanh hơn 1,5–2,5 lần so với một trận sóng thần do núi lửa kích hoạt điển hình, đạt tốc độ khoảng 1.000km/giờ khi nó băng qua Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương trong vòng chưa đầy 20 giờ.
Hơn nữa, bởi vì nó di chuyển một phần qua bầu khí quyển, sóng thần đã có thể đến vùng Caribbean và Đại Tây Dương mà không cần đi vòng quanh Nam Mỹ.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature.

Đại số trong trường học thật sự dạy chúng ta điều gì và có ý nghĩa như thế nào? (Phần 2)
Đại số là một bộ môn quan trọng trong toán học, một bước tiến xa hơn nhiều so với số học trong lịch sử toán học.

Những bí mật về matcha có thể bạn chưa biết
Trà xanh của Nhật là nguyên liệu ưa thích của nhiều thực khách. Có một số bí mật thú vị về loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng này mà bạn có thể chưa biết.

Giải mã bí ẩn hiện tượng đêm trắng ở nước Nga
Theo quy luật của tự nhiên ban ngày bầu trời sáng tỏ, ánh sáng ngập tràn, ban đêm vạn vật chìm trong bóng tối.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Liệu có thể dự đoán trước bộ phim nào thắng giải Oscar?
Giải thưởng Viện Hàn lâm thường được biết đến với tên Giải Oscar là giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Hoa Kỳ).

Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới
Trên thế giới có những con người xuất chúng với chỉ số thông minh vượt trội như Albert Einstein, Stephen Hawking. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới có rất nhiều người có chỉ số IQ cao hơn hai nhà bác học trên.
