Tiết lộ bất ngờ từ "sinh vật lạ" 120 triệu tuổi ở Trung Quốc
Sinh vật chưa từng được biết đến của kỷ Phấn Trắng đã tiết lộ bước tiến hóa quan trọng của loài được mệnh danh là "hậu duệ còn sống của khủng long".
Được khai quật ở tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc, cơ thể nguyên vẹn của một loài hoàn toàn mới, được đặt tên là Imparavis attenboroughi, thể hiện sự biến đổi dở dang của một sinh vật mới chỉ vừa thoát khỏi hình hài khủng long.
Loài chim vốn tiến hóa từ các khủng long giống chim, do đó chúng được coi là hậu duệ duy nhất của loài khủng long.
Imparavis attenboroughi là đại diện cho những con chim vừa mới thoát khỏi hình hài khủng long, còn rơi rớt lại vài đặc điểm bò sát - (Ảnh: CRETACEOUS RESEARCH).
Theo Sci-News, con Imparavis attenboroughi này đã 120 triệu tuổi và thuộc một nhóm chim cổ đại là Enantiornithes, đặc trưng bởi đặc điểm ở khớp vai trái ngược với chim hiện đại.
Cùng với khủng long, dực long, thương long, ngư long..., loài chim còn mang dấu tích của sự tiến hóa dở dang này đã tuyệt chủng trong thảm họa tiểu hành tinh Chicxulub 66 triệu năm trước.
Tuy vậy, chúng vẫn để lại thế giới những hóa thạch thú vị, hứa hẹn làm sáng tỏ cuộc biến đổi lịch sử cũng như cách mà loài chim đã len lỏi qua các hốc sinh thái trong giai đoạn khắc nghiệt của thời kỳ đại tuyệt chủng để sống sót.
Các bước biến đổi thành chim phải bao gồm việc từ bỏ răng và vuốt kiểu khủng long. Hầu hết Enantiornithes đều có những thứ này.
"Nếu bạn quay ngược thời gian 120 triệu năm ở Đông Bắc Trung Quốc, bạn có thể thấy thứ gì đó trông giống chim cổ đỏ hoặc hồng hạc, nhưng rồi chúng sẽ mở chiếc miệng đầy răng ra, giơ cánh lên và để lộ những ngón tay" - TS Alex Clark từ Bảo tàng Field (Mỹ), đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.
Nhưng Imparavis attenboroughi là loài Enantiornithes đầu tiên được phát hiện không có răng, và cũng là con chim cổ xưa nhất không có răng.
Phát hiện này đẩy lùi mốc tiến hóa của những chiếc mỏ không răng về mốc 120 triệu năm, sớm hơn tận 48-50 triệu năm so với suy nghĩ trước đây.
Một đặc điểm thú vị khác - thứ đã khiến TS Clark và các cộng sự nhận ra con chim họ tìm thấy là một loài mới - là một khối xương nhô ra ở đầu hai cánh, nơi các cơ bám vào và giúp chúng vỗ cánh mạnh hơn.
Khác với các loài chim cùng dòng họ, thay vì chỉ sống trên cây, loài này có khả năng bay tốt này cũng mạo hiểm kiếm ăn cả dưới đất, tạo điều kiện cho sự phát triển những chiếc mỏ không răng.
Các dữ liệu mới này cho thấy lịch sử tiến hóa của loài chim phức tạp hơn chúng ta nghĩ.
Và đó không chỉ là câu chuyện tiến hóa của một loài, mà còn góp phần giải thích cách mà nhiều nhóm sinh vật Trái Đất đã tiến hóa để vượt qua đại tuyệt chủng, bao gồm tổ tiên động vật có vú của chúng ta.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Cretaceous Research.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?
Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia
Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.
