Tiểu hành tinh 29m bay gần Trái đất hơn Mặt trăng

Tiểu hành tinh 2023 EY bay qua cách bề mặt Trái đất 239.800km vào tối ngày 16/3, bằng 62% khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trăng.


2023 EY nằm trong số ít những tiểu hành tinh bay gần Trái đất hơn Mặt trăng. (Ảnh: Knews)

Nhà thiên văn học Gianluca Masi ở Dự án Kính viễn vọng ảo cho biết khoảng cách rất gần về mặt vũ trụ của 2023 EY với Trái đất có nghĩa các kính viễn vọng lớn trên mặt đất có thể ghi hình thiên thể bay qua, nhưng dựa trên đường bay hiện nay, nó không có nguy cơ va chạm với hành tinh, theo Space.

2023 EY có đường kính ước tính 13 - 29m, tương đương thiên thạch Chelyabinsk (17 - 20m), từng bay qua bầu trời thành phố cùng tên ở Nga vào sáng ngày 15/2/2013, tạo ra sóng xung kích làm vỡ cửa kính hàng nghìn tòa nhà và khiến 1.500 người bị thương. Tính đến nay, 2023 EY là một trong 14 tiểu hành tinh bay gần Trái đất hơn Mặt trăng.

Tiểu hành tinh 2023 EY được phát hiện lần đầu tiên cách đây vài ngày, vào hôm 13/3, thông qua Hệ thống cảnh báo cuối cùng tiểu hành tinh va chạm mặt đất (ATLAS) do NASA đầu tư kinh phí và Đại học Hawaii vận hành. ATLAS là hệ thống đầu tiên có thể quét toàn bộ bầu trời cách 24 giờ, cho phép các nhà thiên văn học nhận dạng và phân loại vật thể gần Trái đất như tiểu hành tinh.

Hệ thống khảo sát bao gồm 4 kính viễn vọng có thể quét vùng trời lớn gấp 100 lần trăng tròn, theo NASA. Hai kính viễn vọng nằm ở Hawaii, hai kính còn lại nằm ở Nam Phi và Chile. Tính đến nay, ATLAS đã phát hiện 700 tiểu hành tinh gần Trái đất.

"Chúng tôi chưa tìm thấy bất kỳ mối đe dọa lớn nào từ tiểu hành tinh, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm nhóm thiên thể cỡ lớn này. Mục tiêu của chúng tôi là dự đoán va chạm tiềm ẩn trước nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ để sử dụng công nghệ chuyển hướng như DART", Lindley Johnson, chuyên gia phòng thủ hành tinh ở trụ sở của NASA, chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang

30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang "sống"?

Các nhà khoa học Mỹ đã lật lại bộ dữ liệu từ tàu Magellan của NASA, chụp hơn 30 năm trước và chỉ ra bằng chứng ngạc nhiên cho thấy một hành tinh khác của hệ Mặt Trời vẫn đang hoạt động địa chất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Đăng ngày: 10/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News