Hai tàu Nga liên tiếp gặp nạn ngoài vũ trụ: Giả thuyết gây lo lắng mới!

Hai cơ quan vũ trụ của Nga và Mỹ - Roscosmos và NASA - đang xem xét khả năng một hiểm họa tiềm ẩn đã sẵn có trên các tàu Nga Soyuz MS-22 và Progress MS-21.

Soyuz MS-22 và Progress MS-21 là hai tàu Nga bay đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) làm việc trong thời gian qua, trong đó Soyuz là tàu chở người (3 phi hành gia từ Roscosmos và NASA), Progress là tàu không người lái mang hàng tiếp tế.

Tàu Soyuz MS-22 gặp nạn giữa tháng 12-2022 và chỉ 3 tháng sau đến lượt Progress MS-21, cả hai đều bị rò rỉ chất làm mát. Chỉ có tàu Soyuz được kết luận là do một mảnh thiên thạch hoặc mảnh vỡ nhỏ va vào, sau cuộc điều tra chung của Roscosmos và NASA. Roscosmos nghi ngờ Progress bị tác động bởi một sự cố hồi tháng 10-2022 nhưng không chắc chắn.

Hai tàu Nga liên tiếp gặp nạn ngoài vũ trụ: Giả thuyết gây lo lắng mới!
Tàu Soyuz của Nga khi bị rò rỉ, với "đám mây" chất làm mát bay đầy quanh thân tàu - (Ảnh: NASA).

Tờ Space dẫn lời Giám đốc chương trình ISS của NASA Joel Montalbano, cho biết các sự cố liên tiếp đã khiến Roscomos tính đến chuyện xem xét kỹ hơn các quy trình sản xuất tàu vũ trụ của nước này.

"Ngoài mảnh vỡ quỹ đạo, nhóm chúng tôi, Roscosmos và Energia đang xem xét quy trình sản xuất" - ông Montalbano tiết lộ trong buổi họp báo về sự trở lại thành công của một tàu vũ trụ khác là SpaceX Dragon, trước đó mang theo 4 phi hành gia Nhật - Nga - Mỹ lên ISS.

Energia là nhà thầu chính cho chương trình đưa người vào vũ trụ của Nga, là công ty chế tạo chính cho cả 2 dòng tàu Nga là Soyuz và Progress.

Sự cố đã khiến tàu Soyuz MS-22 không còn đủ an toàn để đưa 3 phi hành gia về Trái Đất, khiến họ tạm thời "mắc kẹt" mà không có phương tiện cứu sinh nếu ISS gặp sự cố, cho đến khi Nga kịp gửi tàu Soyuz MS-23 lên trạm ít ngày trước.

NASA cho biết họ tin tưởng vào chiếc Soyuz mới nhưng sẽ để mắt đến bất kỳ diễn tiến mới nào. Roscosmos cũng sẽ làm điều tương tự.

Soyuz MS-23 - con tàu lẽ ra đưa 3 phi hành gia khác lên thay thế nhóm đi tàu MS-22 vào tháng 3 - đã được dùng làm phương tiện cứu sinh, nên nhóm phi hành gia nói trên sẽ phải nối dài sứ mệnh cho đến khi Nga gửi tiếp tàu MS-24 chở nhóm thay thế lên trạm - dự kiến vào tháng 6.

Tàu Soyuz gặp nạn dự kiến sẽ được đưa về trong trạng thái không người lái, trong khi Progress MS-21 đã được điều khiển để quay về "tự sát" trong bầu khí quyển Trái đất, phần còn lại rơi xuống Thái Bình Dương ngày 19-2.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Xuyên không 9 tỉ năm,

Xuyên không 9 tỉ năm, "quái vật" kinh hoàng và cô đơn nhất vũ trụ hiện hình

Tại một vùng không gian trống rỗng đến vô lý trong chòm sao Xử Nữ, các nhà khoa học đã khám phá ra một thứ còn hung dữ hơn " quái vật" chứa Trái đất.

Đăng ngày: 14/03/2023
Rào cản khi muốn tạo riêng một múi giờ Mặt rrăng

Rào cản khi muốn tạo riêng một múi giờ Mặt rrăng

Với ngày càng nhiều các phi vụ trên Mặt trăng được thực hiện, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) muốn tạo ra một múi giờ riêng cho Mặt trăng.

Đăng ngày: 13/03/2023
Lắp camera ở sân sau, người đàn ông tình cờ ghi lại khoảnh khắc “nghìn năm mới có một”

Lắp camera ở sân sau, người đàn ông tình cờ ghi lại khoảnh khắc “nghìn năm mới có một”

Người đàn ông không hề biết rằng những đoạn video mà camera an ninh của mình ghi được lại được chuyên gia ghi nhận là khoảnh khắc không tưởng.

Đăng ngày: 13/03/2023
Khám phá mới về mưa kim cương trong Hệ Mặt trời

Khám phá mới về mưa kim cương trong Hệ Mặt trời

Mặc dù các điều kiện lý tưởng hình thành kim cương có thể xảy ra trong lớp phủ của sao Hải vương, nhưng chúng có thể không tồn tại trên sao Thiên vương.

Đăng ngày: 11/03/2023
Chụp được

Chụp được "vườn ươm sự sống" ngoài hành tinh cách 1.305 năm ánh sáng

Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Đài thiên văn vô tuyến Quốc gia (NRAO - Mỹ) đã xác định được dấu hiệu của " suối nguồn sự sống" trong đĩa tiền hành tinh của một ngôi sao trẻ mang tên V883 Orions.

Đăng ngày: 11/03/2023
Sự sống có thực sự đang tồn tại trong mắt bão của sao Mộc không?

Sự sống có thực sự đang tồn tại trong mắt bão của sao Mộc không?

Mắt bão có lẽ là điểm bí ẩn nhất trên sao Mộc, nó nằm trong một trong những cơn bão nổi tiếng nhất của Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 10/03/2023
Vệ tinh NASA giúp đo lượng khí thải CO2 của hơn 100 nước

Vệ tinh NASA giúp đo lượng khí thải CO2 của hơn 100 nước

Theo NASA, dữ liệu vệ tinh quan sát Trái đất đặc biệt hữu ích để theo dõi sự dao động của lượng CO2 khi lớp phủ bề mặt Trái đất (như cây cối, nước, nhựa đường…) thay đổi.

Đăng ngày: 10/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News