Tiểu hành tinh sắp bay qua trái đất

Một tiểu hành tinh sẽ lướt qua Trái Đất vào chủ nhật tới. Sự kiện này có thể được quan sát rõ nhất từ New Zealand.

>>> Phát hiện một tiểu hành tinh có hai vành đai bao quanh

Tiểu hành tinh 2014 RC được phát hiện hồi cuối tháng 8 nhờ trung tâm khảo sát Catalina ở thành phố Tucson, bang Arizona. Cơ quan Vũ trụ Hàng không Mỹ (NASA) cho biết, nó xuất hiện vào các đêm sau đó và được quan sát từ kính thiên văn Pan-STARRS 1, đặt tại đỉnh Haleakalā ở đảo Maui thuộc quần đảo Hawaii.


Mô phỏng tiểu hành tinh tiến gần Trái Đất. (Ảnh: NASA/Reuters)

2014 RC được dự đoán sẽ lướt qua Trái Đất với khoảng cách chỉ bằng một phần mười so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Ở vị trí gần nhất, nó sẽ nằm cách New Zealand khoảng 34.000km. Trong khi đó, vị trí của vệ tinh thời tiết hay vệ tinh địa tĩnh thường ở quỹ đạo khoảng 36.000km.

Thông thường, các nhà khoa học tính trạng thái gần giữa vật thể không gian bằng khoảng cách giữa trung tâm của vật thể đó, hay trong trường hợp này là vị trí trung tâm của lõi Trái Đất.

Theo RT, 2014 RC sẽ lướt qua Trái Đất hôm 7/9 vào khoảng 18h18 (giờ GMT) và được cho là sẽ không gây ra tác động nguy hiểm. Chuyển động của tiểu hành tinh sẽ được quan sát chặt chẽ nhằm đảm bảo không có nguy cơ va chạm nào xảy ra.


Mô phỏng vị trí của tiểu hành tinh 2014 RC ở khoảng cách gần Trái Đất. (Ảnh: NASA)

Các chuyên gia của NASA cho hay, thiên thạch hay tiểu hành tinh có thể không được nhìn thấy bằng mắt thường, bởi chúng sẽ có hình dạng rất mờ kể cả trong điều kiện thời tiết thuận lợi.

Cho đến nay, NASA đã phát hiện hơn 10.000 vật thể trong hệ Mặt Trời từng bay gần Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News