Tìm hiểu về nhắm mắt đứng 1 chân, thử thách kiểm tra đột quỵ

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm nhưng không phải không có cách lường trước những dấu hiệu để phòng tránh nếu bạn làm theo bài kiểm tra sau đây.

Đột quỵ được coi là căn bệnh nguy hiểm đối với người trưởng thành, đặc biệt là những người lớn tuổi do tỷ lệ tử vong gần như là 100% ngay sau khi cơn đột quỵ xuất hiện. Chính vì vậy mà bất cứ ai cũng cảm thấy vô cùng sợ hãi khi nhắc đến bệnh lý này. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành y học tân tiến, có một bài kiểm tra đã ra đời để giúp phát hiện sớm chứng đột quỵ.

Trào lưu "Đứng một chân trong trạng thái nhắm mắt" xuất phát từ đâu?

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra bài kiểm tra nguy cơ đột quỵ mang tên One Leg Challenge (thử thách đứng một chân). Ngay sau đó, thử thách này cũng nhanh chóng thu hút sự tham gia từ nhiều nam giới trên 40 tuổi.

Nam giới sau 40 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc đột quỵ khá cao nên việc thực hiện thử thách này có thể giúp phát hiện ra bệnh từ sớm. Điều quan trọng là thử thách này không mất chi phí gì cả và hoàn toàn có thể thực hiện ở nhà hoặc bất cứ nơi đâu. Xuyên suốt quá trình làm thử thách, người thực hiện sẽ phải đứng bằng một chân, hai chân để cách không chạm nhau, tay không chạm vào cơ thể. Để tăng độ khó, các quý ông còn nhắm mắt khi đứng và bấm giờ thực hiện, người nào đứng càng lâu thì nguy cơ bị đột quỵ càng thấp.

Hướng dẫn cách thực hiện thử thách "Đứng một chân trong trạng thái nhắm mắt"


Bác sĩ Michael Mosley.

Bác sĩ Michael Mosley, một chuyên viên sản xuất chương trình khoa học, đài BBC (Anh) đã chia sẻ lần thử thách "Đứng một chân trong trạng thái nhắm mắt".Theo hướng dẫn của vị bác sĩ này, nếu muốn thử bài kiểm tra trên, bạn sẽ cần một người ở bên để theo dõi thời gian bằng cách sử dụng đồng hồ bấm giờ trên điện thoại di động.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Tháo giày dép ra.
  • Bước 2: Đặt tay lên hông và đứng bằng một chân.
  • Bước 3: Khi đã giữ được thăng bằng thì nhắm mắt lại.

Bài kiểm tra kết thúc khi bạn không thể đứng im, phải di chuyển bàn chân trụ và đặt chân kia xuống mặt đất để không bị té ngã.

Lý giải khoa học

Động tác "đứng một chân" tưởng như chỉ đơn giản là để giữ thăng bằng nhưng lại chính là một loại "thước đo" tình trạng sức khỏe được sự đánh giá cao của cả chuyên gia Đông y lẫn Tây y và còn được công nhận là phương pháp kiểm tra nguy cơ mắc đột quỵ chính xác nhất.

Vào năm 1999, Hội đồng nghiên cứu y học Anh thực hiện một nghiên cứu lớn về bài kiểm tra này. Nghiên cứu thực hiện với 2.760 nam giới và phụ nữ 53 tuổi vào thời điểm đó. Các nhà nghiên cứu yêu cầu các tình nguyện viên thực hiện 3 bài kiểm tra đơn giản, gồm cả bài thử nghiệm đứng một chân này.


Động tác đứng một chân là  "thước đo" tình trạng sức khỏe được sự đánh giá cao của cả chuyên gia Đông y lẫn Tây y.

Khoảng 13 năm sau đó, các nhà nghiên cứu đã thu thập kết quả. Đã có 177 tình nguyện viên qua đời: 88 người do ung thư, 47 người do bệnh tim và 42 người do các nguyên nhân khác.

Nhìn vào dữ liệu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, cả ba thử nghiệm mà họ đã thực hiện năm 1999 đều dự đoán độc lập nguy cơ tử vong của một người, nhưng thử nghiệm đứng một chân cho kết quả chính xác nhất.

Một số điều cần biết để phòng chống nguy cơ đột quỵ từ sớm

  • Thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ hàng năm.
  • Mùa đông nên giữ ấm cơ thể; mùa hè nên che chắn phần đầu và cổ để tránh vỡ các mạch máu não.
  • Tạo thói quen tắm trước 21 giờ hàng ngày nhằm giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, uống nhiều nước, ăn tăng lượng rau củ, đậu tương lên men trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Tránh để đầu óc bị căng thẳng công việc, làm việc quá sức, thức đêm, sử dụng thuốc lá, rượu bia...
  • Tập luyện thể thao thường xuyên để loại bỏ dần mỡ xấu trong cơ thể.

Động tác đứng một chân và tác dụng không ngờ

Top 8 loại rau củ kỳ lạ trên thế giới, chỉ nhìn thôi cũng đủ ngạc nhiên

Top 15 sự thật bất ngờ đằng sau những âm thanh kinh dị trong phim Hollywood

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News