Tìm ra cách nhân bản người vô tính
Sau hơn 15 năm thất bại của giới khoa học khắp thế giới, các nhà sinh vật học ở Mỹ cuối cùng đã tạo ra tế bào gốc của người với kỹ thuật giống như đã sử dụng để nhân bản vô tính cừu Dolly năm 1996.
Phương pháp mà các nhà khoa học sử dụng là: Cấy vật liệu gene từ một tế bào trưởng thành vào trứng đã bị loại bỏ DNA.
Kết quả thu được là các tế bào gốc phôi người, còn gọi là tế bào phép thuật có khả năng biến thành bất kỳ trong số 200 tế bào tạo nên một con người.
Thành tựu được mô tả trong bài viết đăng trên tạp chí Cell hôm 15/5 có thể mở ra triển vọng lớn cho lĩnh vực y học tế bào gốc – lâu nay vẫn vấp phải nhiều trở ngại kỹ thuật và vấn đề đạo đức.
Cho đến nay, nguồn tế bào gốc của người là từ bào thai người, nên bị nhiều người chỉ trích ở khía cạnh đạo đức. Trong khi đó, kỹ thuật mà các nhà khoa học ở ĐH Khoa học & Y tế Oregon và Trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Oregon sử dụng trứng chưa được thụ tinh của người.
Xác nhồi bông của cừu Dolly đang được trưng bày tại bảo tàng quốc gia Scotland
Thôi lấy bào thai người có thể thúc đẩy quá trình sử dụng tế bào gốc để thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc bị hỏng ở người bị bệnh tim, bệnh Parkinson, đa xơ cứng, tổn thương cột sống và nhiều bệnh nan y khác.
Tuy nhiên, thành tựu này cũng dẫn tới khả năng con người được nhân bản vô tính, hoặc tạo ra bản sao của cá nhân đang sống nào đó.
Thậm chí trước khi kết quả nghiên cứu được xuất bản, tổ chức giám sát Cảnh báo Di truyền trên người ở Anh đã phản đối nghiên cứu: “Các nhà khoa học cuối cùng có thế tạo ra đứa trẻ nhân bản vô tính bằng phương pháp tạo ra phôi người vô tính. Vì thế cần thiết phải đưa ra lệnh cấm nhân bản người quốc tế trước khi bất kỳ nghiên cứu như thế này diễn ra. Thật vô trách nhiệm khi xuất bản nghiên cứu như thế này”.
Ngược lại, nhiều nhà khoa học coi đây là thành công lớn. “Nghiên cứu này là thành công chưa từng có. Họ đã thành công trong khi nhiều nhóm, bao gồm cả chúng tôi, nhiều lần thất bại”, nhà sinh vật học tế bào gốc George Daley ở Viện Tế bào gốc Harvard nhận xét.
Thất bại tai tiếng nhất là vụ nhà sinh vật học Hwang Woo-suk ở ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc). Năm 2005, Hwang và một số đồng nghiệp trở thành tâm điểm của thế giới khi họ tuyên bố trên tạp chí Science rằng họ đã tạo ra tế bào gốc nhân người thông qua kỹ thuật thay đổi nhân – tương tự phương pháp mà các nhà khoa học Oregon sử dụng. Cuối cùng, hóa ra tuyên bố của Hwang là dối trá, tạo ra vụ gian lận khoa học tai tiếng nhất trong thập kỷ qua.
Nếu thành tựu của các nhà khoa học Oregon là đúng và có thể được các nhà khoa học khác lặp lại, thì đây là sẽ phương pháp thứ ba để tạo ra tế bào gốc phôi người.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

10 điều bạn cần biết về đậu phụ
Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.
