Tìm ra công nghệ tái chế mùn cưa thành hạt nhiên liệu

Các nhà khoa học tại Đại học Tổng hợp quốc gia Nga Vyatka (VyatSU) đã phát triển một máy nghiền có kích thước nhỏ và dễ vận chuyển để nghiền mùn cưa, sau đó đúc chúng thành hạt nhiên liệu.

Ý tưởng này đã được đăng trên tạp chí khoa học IOP Conference Series: Earth and Environmental Science.

Tìm ra công nghệ tái chế mùn cưa thành hạt nhiên liệu
Thiết bị mới sẽ giải quyết vấn đề xử lý rác thải của ngành chế biến gỗ.

Theo các tác giả của nghiên cứu chia sẻ: cho đến nay, chất thải từ các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Nga không được sử dụng, do các công nghệ hiện có không cho phép nghiền nguyên liệu có trọng lượng riêng thấp.

Ngoài ra, các nhà máy tái chế khó di chuyển chúng đến một khu sản xuất cụ thể. Đồng thời, chất thải từ các ngành công nghiệp chế biến gỗ nhỏ, ở Nga mỗi năm ước tính khoảng 1,5 triệu tấn rác từ gỗ nên nhiệm vụ xử lý chúng là đặc biệt cấp bách.

Tính mới của ý tưởng được xác nhận bởi một bằng sáng chế vào năm 2017, so với các công nghệ hiện có, công nghệ nghiền hiệu quả hơn và khả năng vận chuyển thiết bị dễ dàng.

Máy nghiền này có thể được lắp đặt trong các xưởng cưa nhỏ hoặc trong các doanh nghiệp chế biến gỗ riêng biệt hoặc như nó một phần của dây chuyền ép viên.

Kết quả nghiên cứu về máy này như sau: nguyên liệu thô được đưa vào buồng nghiền từ hai phía (các ống cấp liệu nằm đối diện nhau) gây va chạm và giảm tốc độ của các hạt nguyên liệu.

Ngoài ra, một buồng tạo xoáy được lắp đặt phía trên các vòi phun, giúp chuyển động hỗn loạn của vật liệu, theo đó các phần tử của vật liệu ở trong vùng nghiền lâu hơn nhiều so với các cơ sở hiện có. Đây là yếu tố giúp có thể nghiền vật liệu có trọng lượng riêng nhỏ một cách hiệu quả.

Việc sử dụng một hệ thống mới để nạp nguyên liệu vào buồng nghiền, cũng như hệ thống tạo xoáy, có thể làm tăng mức tiêu thụ năng lượng cụ thể (tỷ lệ giữa lượng sản phẩm nghiền trên năng lượng tiêu thụ) lên 25-30% so với với các đối tác chính của nước ngoài, với các đặc điểm về trọng lượng và kích thước tương đương.

Nguyên mẫu của máy nghiền đã được thử nghiệm thành công. Sáng kiến này đã giành chiến thắng trong cuộc thi Khởi nghiệp do Quỹ yến khích đổi mới tổ chức. Sáng chế được bảo hộ bởi bằng sáng chế số 2621567 của Liên bang Nga.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá hồ nước kỳ lạ có màu Coca Cola

Khám phá hồ nước kỳ lạ có màu Coca Cola

Nhìn vào nước thật dễ dàng để hiểu tại sao nơi đây được biết đến với tên gọi Coca Cola Lagoon.

Đăng ngày: 12/08/2021
Sóng nhiệt cực cao 50 năm có một lần sẽ xuất hiện thường xuyên hơn

Sóng nhiệt cực cao 50 năm có một lần sẽ xuất hiện thường xuyên hơn

Báo cáo của Liên hợp quốc vừa chỉ ra rằng các đợt nắng nóng cực đoan trước đây chỉ xảy ra 50 năm một lần thì giờ sẽ xảy ra 10 năm một lần do Trái đất ngày càng nóng lên.

Đăng ngày: 11/08/2021
Vì sao những ngày qua miền Bắc nắng nóng

Vì sao những ngày qua miền Bắc nắng nóng "ngạt thở"?

Bão số 4 hoạt động dài ngày thì nắng nóng cũng sẽ kéo dài ở Bắc bộ. Bão càng mạnh thì độ phân kỳ càng lớn, nhiệt độ nắng nóng càng cao.

Đăng ngày: 07/08/2021
Băng ở Greenland tan chảy hàng loạt sau đợt nắng nóng kỷ lục

Băng ở Greenland tan chảy hàng loạt sau đợt nắng nóng kỷ lục

Theo Viện Khí tượng Đan Mạch, thiệt hại lớn xảy ra sau khi nhiệt độ ở phía bắc Greenland tăng vọt lên trên 20 độ C, cao gấp đôi so với mức trung bình vào mùa hè.

Đăng ngày: 05/08/2021
Hàn Quốc muốn dùng cây thông để đo nồng độ ô nhiễm không khí

Hàn Quốc muốn dùng cây thông để đo nồng độ ô nhiễm không khí

Bộ Môi trường Hàn Quốc đang sử dụng một công nghệ mới cho phép dùng lá thông để làm chất kết hợp sinh học, đo mức độ ô nhiễm không khí do các hạt kim loại nặng gây ra.

Đăng ngày: 04/08/2021
Kỳ lạ vùng nước xanh lá cây được mệnh danh là

Kỳ lạ vùng nước xanh lá cây được mệnh danh là "phòng tắm của quỷ"

Một cái ao nước màu xanh lá cây bốc mùi hôi thối ở khu vực núi lửa Wai-O-Tapu của New Zealand chính là nơi được ví như phòng tắm của quỷ.

Đăng ngày: 04/08/2021
Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, khả năng sớm mạnh lên thành bão

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, khả năng sớm mạnh lên thành bão

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đăng ngày: 03/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News