Tìm ra dấu hiệu mới của hành tinh có sự sống
Có thể nhân loại đã nhìn thấy một hành tinh có sự sống từ rất lâu mà không hay, bởi bỏ qua dấu hiệu của một hiện tượng giống với Trái đất.
Theo Sci-News, nghiên cứu mới đẫn dầu bởi Đại học Brimingham (Anh) và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT-Mỹ) chỉ ra lượng carbon dioxide quá thấp so với các hành tinh lân cận có thể là dấu hiệu của một thế giới có nước lỏng và sự sống.
Hành tinh có sự sống là nơi lượng carbon dioxide trong khí quyển "mất tích" phần lớn? - (Ảnh đồ họa: SCI-NEWS).
Các nhà thiên văn học đã phát hiện được hơn 5.200 ngoại hành tinh cho đến nay, cũng như sở hữu các phép đo để xem những hành tinh nào nằm trong "vùng sự sống" của sao mẹ.
Tuy nhiên giữa việc xác định một hành tinh là "có thể ở được" với việc tìm ra sinh vật sống trên đó còn một khoảng cách rất lớn.
Nghiên cứu mới đã thu hẹp khoảng cách đó đáng kể.
Các tác giả tập trung vào việc phát hiện ra đại dương lỏng. Nó chính là thứ đã nuôi dưỡng các sinh vật đầu tiên của địa cầu. Nó là yếu tố quan trọng nhất để các nhà nghiên cứu quyết định có săn tìm sự sống trên một hành tinh hay không.
Trong Hệ Mặt trời, chúng ta có thể xác định sự hiện diện của đại dương lỏng nhờ "phản xạ gương", tức tia sáng Mặt trời chiếu trên bề mặt chất lỏng. Đó là mà các hồ lớn trên mặt trăng Titan của hành tinh sao Thổ khổng lồ đã được tìm ra.
Thế nhưng với ngoại hành tinh, khoảng cách quá xa ngăn cản việc tìm kiếm phản xạ gương.
Tuy nhiên khi lập các mô hình, nhóm tác giả phát hiện ra một thứ "độc nhất vô nhị" mà chỉ những thế giới có đại dương và sự sống sở hữu: Sự suy giảm carbon dioxide trong bầu khí quyển.
Thế giới của chúng ta ít carbon dioxide trong bầu khí quyển hơn các hành tinh lân cận, bởi lẽ đại dương đã hấp thụ bớt loại khí này.
Qua hàng tỉ năm, lượng carbon dioxide mà đại dương địa cầu nuốt mất gần bằng lượng carbon dioxide tồn tại trong bầu khí quyển ngột ngạt của hành tinh lân cận là sao Kim.
Vì vậy nếu trong một hệ sao xa xôi nào đó có một hành tinh ít carbon dioxide hơn hẳn các hành tinh "hàng xóm", đó chính là nơi có thể tin tưởng về sự tồn tại của đại dương lỏng và hy vọng lớn về sự sống.
Nhóm nghiên cứu cho rằng dữ liệu mới cộng với sức mạnh của kính viễn vọng không gian "trẻ tuổi" nhất James Webb sẽ sớm giúp tìm ra đột phá trong vài năm tới.
Những ứng cử viên sáng giá đầu tiên họ nghĩ đến các thế giới bên trong TRAPPIST-1, một hệ sao có tới 7 hành tinh, cái nào cũng có yếu tố giống Trái đất.

Biến mất 14 năm, "quái vật vũ trụ" hiện về với hình dáng gây sốc
Năm 2009, một ngôi sao "quái vật" to gấp 25 lần Mặt Trời đã biến mất hoàn toàn. Siêu kính viễn vọng James Webb vừa tìm thấy nó, theo cách khiến các nhà khoa học hoàn toàn bối rối.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Lộ diện 500.000 “đứa con” của lỗ đen quái vật gần Trái đất nhất
Ở vùng không gian tử thần gần lỗ đen quái vật Sagittarius A* của thiên hà Milky Way chứa Trái Đất, các nhà khoa học vừa tìm ra một thế giới kỳ quái gồm 500.000 vật thể sơ sinh gọi là Sagittarius C.

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

"Siêu Trái đất địa ngục" phát tín hiệu gây bối rối suốt 2 thập kỷ
Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb được kỳ vọng sẽ đưa ra lời giải cho tín hiệu bí ẩn từ 55 Cancri e, một hành tinh đá to lớn và có bầu khí quyển bị bốc cháy nhiều lần.

Chòm sao Song tử - Gemini
Chòm sao Song tử nằm ở phía Đông Bắc của chòm Liệp hộ, đối chọi với chòm sao Kim ngưu nằm ở phía Tây dải Ngân hà. Đây là một trong 12 chòm sao Hoàng đạo. Trong chòm này có 2 ngôi sao sáng Song tử alpha (Trung Q
