Tìm ra DNA gấu trúc khổng lồ cổ xưa

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện thấy một hóa thạch gấu trúc khổng lồ sống cách đây khoảng 22.000 năm. Trước khi khai quật, ráp nối và phân tích DNA ty thể, các nhà sinh vật học hoàn toàn đã không hề biết gì nhiều về sự tồn tại của loài gấu trúc này.

Hóa thạch trên được tìm thấy tại hang động Cizhutuo thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), nơi vốn không có gấu trúc sinh sống – theo bài báo công bố trên Current Biology hôm 18/06 của nhóm nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Tìm ra DNA gấu trúc khổng lồ cổ xưa
Một mảnh hóa thạch gấu trúc khổng lồ cổ xưa được tìm thấy ở Trung Quốc. (Ảnh: Yingqi Zhang and Yong Xu).

Phát hiện trên quả thực là một điều bất ngờ thú vị, bởi trước đó giới khoa học đã không có nhiều nhận thức về lịch sử của gần 2.500 cá thể gấu trúc khổng lồ còn tồn tại trên thế giới. Theo lý giải thì khoảng 20 triệu năm trước, quần thể gấu trúc khổng lồ hiện đại đã bị tách biệt khỏi tất cả các loài gấu khác, khiến cho giới khoa học đã không thể biết nhiều về dòng dõi của chúng.

Kết quả phân tích cho thấy hóa thạch này là của một sinh vật – thuộc về loài bị tách biệt khỏi gấu trúc hiện đại chỉ khoảng 183.000 năm trước, gần hơn nhiều so với cột mốc 20 triệu năm. Trước khi xác định được khoảng thời gian đó (và thực tế là trước khi có thể chắc chắn hóa thạch đến từ một loài riêng biệt), các nhà khoa học đã tập hợp những mảnh DNA ty thể còn sót lại sau hàng thiên niên kỷ trong một hang động cận nhiệt đới (DNA ty thể khác với DNA được tìm thấy trong nhân tế bào, song cũng có thể cung cấp thông tin tương tự về tổ tiên của một loài sinh vật).

Cụ thể, nhóm nghiên cứu cứu đã tiến hành ráp nối 148.329 mảnh DNA lại với nhau như những miếng ghép trò chơi câu đố, đồng thời sử dụng DNA ty thể của gấu trúc khổng lồ hiện đại như một chỉ dẫn. Kết quả cho thấy, tất cả các mảnh DNA đều đến từ cùng một cá thể, và nhóm nghiên cứu đã có thể sử dụng chúng để phân tích từ loại (parse) nhằm xác định tổ tiên của con vật.

DNA cũng có thể có đến hàng chục đột biến dẫn đến sự thay đổi cách thức sinh trưởng của động vật, các nhà khoa học cho biết. Đồng thời, họ cũng chỉ ra rằng những đột biến này là để thích nghi với điều kiện khí hậu cận nhiệt đới mát mẻ trong kỷ Băng hà 22.000 năm trước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những thánh địa khảo cổ chờ khai phá năm 2018

Những thánh địa khảo cổ chờ khai phá năm 2018

Các nhà khảo cổ khắp thế giới đang lên kế hoạch tiến sâu vào những địa điểm kỳ bí bậc nhất mà các cuộc nghiên cứu năm 2017 đã cung cấp những manh mối ban đầu.

Đăng ngày: 16/06/2018
Phát hiện ếch bị mắc kẹt trong hổ phách 99 triệu năm

Phát hiện ếch bị mắc kẹt trong hổ phách 99 triệu năm

Khoảng 99 triệu năm trước, những con ếch tí hon di chuyển trong một cánh rừng nhiệt đới ẩm – và một vài con không may mắn đâm vào nhựa cây.

Đăng ngày: 16/06/2018
Trọng lượng động vật ngày nay so với họ hàng cổ đại

Trọng lượng động vật ngày nay so với họ hàng cổ đại

Các loài động vật ngày nay như lợn lòi, cá mập, cá sấu, có trọng lượng nhỏ hơn nhiều so với họ hàng cổ đại đã tuyệt chủng của chúng.

Đăng ngày: 15/06/2018
Những quái vật thống trị thế giới thời tiền sử

Những quái vật thống trị thế giới thời tiền sử

Trăn khổng lồ, cá mập megalodon, voi cổ đại là những loài có kích thước đồ sộ từng lang thang trên Trái Đất.

Đăng ngày: 14/06/2018
Phát hiện mới ở Peru tiết lộ khả năng phẫu thuật sọ của người Inca

Phát hiện mới ở Peru tiết lộ khả năng phẫu thuật sọ của người Inca

Hàng nghìn năm trước khi kỹ thuật gây mê và các dụng cụ y tế chính xác ra đời, con người đã thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp.

Đăng ngày: 14/06/2018
Phát hiện xác bọ kẹt trong hổ phách 99 triệu năm

Phát hiện xác bọ kẹt trong hổ phách 99 triệu năm

Các nhà khoa học phát hiện sinh vật dài 0,536mm trong mảnh hổ phách 99 triệu năm, Newsweek hôm 11/6 đưa tin.

Đăng ngày: 13/06/2018
Bão để lộ xác tàu 300 tuổi giá trị nhất nước Anh

Bão để lộ xác tàu 300 tuổi giá trị nhất nước Anh

Hai thợ lặn vừa phát hiện các bộ phận của con tàu chìm 334 năm trước ở ngoài khơi Cornwall, Vương quốc Anh, tờ The Sun đưa tin.

Đăng ngày: 12/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News