Tìm ra nguồn phát tín hiệu lạ từ sao lùn đỏ
Tín hiệu làm dấy lên những suy đoán về người ngoài hành tinh thực chất là nhiễu sóng vô tuyến của một vệ tinh xa xôi.
Các nhà thiên văn học xác định tín hiệu mang tên "Kỳ lạ!" (Weird) phát hiện từ Ross 128, một sao lùn đỏ sáng mờ ở cách Trái Đất 11 năm ánh sáng, không phải do người ngoài hành tinh tạo ra, Business Insider hôm 22/7 đưa tin. Nguồn phát tín hiệu sóng vô tuyến này là một vệ tinh ở xa.
Đài thiên văn Arecibo ở Puerto Rico. (Ảnh: Wikipedia).
Tuần trước, đài thiên văn Arecibo ở Puerto Rico lần đầu tiên thu được tín hiệu về các đợt bùng phát sóng vô tuyến. Giới nghiên cứu không thể khẳng định chính xác nguồn gốc chùm sóng vô tuyến này là do hoạt động bất thường của Mặt Trời, do vật thể di chuyển phía trước ngôi sao hay nhiễu sóng từ liên lạc vô tuyến.
Tín hiệu lạ từ sao lùn khiến các nhà thiên văn bối rối. (Video: Next).
"Tuy nhiên, nhiều người quan tâm hơn đến giả thuyết các tín hiệu có thể là bằng chứng tiềm ẩn về một nền văn minh có trí tuệ thông minh ngoài hành tinh", Abel Mendez, giám đốc Phòng thí nghiệm sự sống hành tinh ở Đại học Puerto Rico, cho biết.
Tín hiệu vô tuyến từ ngôi sao Ross 128 được đặt tên là "Kỳ lạ!". (Ảnh: Business Insider).
Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia hàng đầu thế giới về tìm kiếm sự sống trong vũ trụ thuộc tổ chức SETI ở Trung tâm nghiên cứu Berkeley, Đại học California, nhóm của Mendez đưa ra kết luận cuối cùng. "Giờ đây chúng tôi đã chắc chắn về nguồn gốc của tín hiệu "Kỳ lạ!". Lời giải thích phù hợp nhất là tín hiệu sinh ra từ nhiễu sóng ở một hoặc nhiều vệ tinh địa tĩnh", Mendez nói.
Các tín hiệu chỉ xuất hiện quanh ngôi sao Ross 128 bởi nó nằm gần vòng xích đạo thiên cầu, nơi tập trung nhiều vệ tinh địa tĩnh.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
