Tìm ra phương pháp phát hiện ung thư sớm

Các nhà khoa học của Đại học Y khoa Stanford (Mỹ) đã phát hiện một phương pháp mới có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu bằng một chuỗi DNA siêu nhỏ.

>>> Cảm biến sinh học giúp phát hiện sớm ung thư

Theo Foxnews, trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tiêm một loại thuốc là một chuỗi DNA siêu nhỏ vào cả những con chuột có khối u và những con chuột không có khối u. Với phương pháp này, các nhà nghiên cứu cố gắng làm thay đổi phương pháp xét nghiệm phát hiện ung thư cổ điển.

Giám đốc Trung tâm phát hiện ung thư sớm Canary ở Stanford kiêm tác giả nghiên cứu, giáo sư Sanjiv "Sam" Gambhir cho hay với phương pháp xét nghiệm máu và nước tiểu từng được sử dụng trước đó, các bác sĩ thường phải phụ thuộc vào việc phát hiện "chất đánh dấu sinh học" để tìm kiếm khối u. "Thách thức đối với những loại chỉ dấu sinh học là rất hiếm, phức tạp và thường ít chính xác", giáo sư Gambhir cho biết.


Loại DNA trên được kích hoạt bằng một hoạt chất đặc biệt chỉ hoạt động trong tế bào ung thư và sản sinh ra một loại protein, được đặt tên là SEAP.

Mỗi loại khối u lại tiết ra một loại chất đặc trưng đòi hỏi phải có những lần xét nghiệm riêng biệt. Những chất lạ được xem là chất đánh dấu sinh học cũng thường xuất hiện trong các mô khỏe vì vậy một kết quả dương tính không có nghĩa là người đó đang thực sự bị ung thư. Ngoài ra, trong trường hợp khối u nhỏ sẽ không tiết đủ lượng chất đủ để báo hiệu sự xuất hiện của khối u.

Đối với mục đích thử nghiệm trên động vật, thí nghiệm này sẽ giúp bạn phát hiện được 1mm khối u tương đương kích thước của một hạt gạo. Trong khi các nhà nghiên cứu vẫn chưa tiến hành thử nghiệm trên con người, giáo sư Gambhir hy vọng rằng loại DNA siêu nhỏ này sẽ giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu.

Loại DNA này làm việc bằng cách đi vào một tế bào ung thư và sản sinh ra một loại protein có tên là SEAP, được coi là một chất đánh dấu sinh học ung thư. Sau khi thâm nhập vào tất cả các tế bào siêu nhỏ trong cơ thể, các tế bào khỏe mạnh không biến thành SEAP vì chỉ có các tế bào ung thư được kích hoạt. Kết quả cho thấy trong vòng 48 giờ nồng độ SEAP xuất hiện nhiều trong máu của những con chuột có khối u nhưng không xuất hiện ở những con chuột không có khối u. Sau đó, các DNA phân hủy và biến mất trong vòng hai tuần sau đó.

Ngoài ra, kết quả còn cho thấy nồng độ SEAP xuất hiện nhiều nhất tại khu vực phổi của chuột, nơi tập trung khối u. Điều này chứng tỏ SEAP không chỉ báo hiệu sự xuất hiện của ung thư mà còn cho biết mức độ nghiêm trọng của căn bệnh.

Các nhà khoa học tin rằng phương pháp này an toàn và hiệu quả, mặc dù vẫn chưa kiểm tra được cần bao nhiêu là đủ để hiệu quả với con người, giáo sư Gambhir tin rằng vấn đề này có thể được giải quyết trong vài năm tới khi quy trình thí nghiệm được cải tiến hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News