Tìm ra thủ phạm đốt lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Các nhà khảo cổ học vừa khai quật được 120 chiến binh đất nung từ thời Tần Thủy Hoàng (221-206 BC) tại Thiểm Tây, Trung Quốc. Đợt khai quật lần này cũng tìm thấy những đồ thờ cúng chưa từng thấy như trống trận, khiên được sơn màu…

Bắt đầu từ năm 2009, đây là đợt khai quật khảo cổ lần thứ ba liên quan đến triều đại nhà Tần, sau các lần năm 1974 và 1985, theo Guardian.

Những chiến binh đất nung, được phát hiện tại khu bảo tồn di sản thế giới về Tần Thủy Hoàng tại thành phố Tây An, trước đó đã bị lấy mất vũ khí, bị đập phá và đốt, theo Nhật báo Thượng Hải.


Khu khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Theo các quan chức của Bảo tàng chiến binh đất nung và ngựa chiến của Tần Thủy Hoàng thì Hạng Vũ, một tướng đương thời, người lật đổ triều Tần được cho là tác giả vụ đốt phá lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

“Chúng tôi đã tìm thấy số lượng lớn đất sét đỏ, than củi và những hố đào tại khu vực khảo cổ", Thẩm Mao Thắng, lãnh đạo nhóm khảo cổ nói: “Có dấu hiệu của sự đốt phá”.

Tính từ năm 2009 đến nay, người ta đã đã tìm thấy hàng ngàn chiến binh và ngựa bằng đất nung, cỡ bằng người thật, tại ba điểm khai quật cùng khu vực.

Năm 1974, các nông dân ở quận Lâm Đồng, thành phố Tây An, Thiểm Tây vô tình tìm thấy những tượng đất nung trong đất tại một khu vực gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đã thống nhất Trung Quốc ở thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.

Hơn 8.000 tượng chiến binh, 130 chiến xa, 520 ngựa và 150 kỵ binh được khai quật tại một khu vực rộng 14.000m2. Đây mới chỉ là một góc nhỏ của khu vực lăng mộ.

Tuy nhiên, hầu hết vũ khí (đồ thật) như giáo, kiếm và kích đã biến mất, Tào Ngụy, phó giám đốc bảo tàng nói.

“Chính Hạng Vũ, người đứng đầu lực lượng nổi dậy mới có đủ sức mạnh, thời gian và động cơ cướp phá khu vực lăng mộ”, nhà khảo cổ họ Thẩm nói.

Hạng Vũ rất căm ghét Tần Thủy Hoàng, và đó là động cơ ông ta cho phá hủy “những người bảo vệ lăng mộ” (các chiến binh đất nung) của vị vua nhà Tần. Hạng Vũ cũng cần vũ khí để chống lại quân đội nhà Tần bởi vào thời điểm đó, nhà Tần cấm sản xuất vũ khí trên toàn Trung Quốc, các nhà khảo cổ cho biết.

Hầu hết tượng đất nung trong đợt khai quật này đã bị vỡ thành nhiều mảnh và các nhà khoa học phải xếp lại từng phần. Từ lâu đã có nghi vấn khu lăng mộ bị đốt phá nhưng chưa ai có bằng chứng cho đến đợt khai quật lần này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News