Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Với cặp hành tinh "song sinh" 2MASS 0249 c và Beta Pictoris b, kịch bản tìm thấy một bản sao trái đất ngoài vũ trụ hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Hành tinh mới này giống y đúc một hành tinh đã được biết đến khá lâu trước đây, Beta Pictoris b, từ kích thước, độ sáng đến các dữ liệu quang phổ.

Tìm thấy 2 hành tinh song sinh khác Hệ Mặt trời
Hành tinh vừa được phát hiện là bản sao hoàn hảo của một hành tinh đã được biết đến trước đỏ - (ảnh minh họa của NASA).

Nói cách khác, chúng là một cặp "song sinh" không thể phân biệt. Điều lạ lùng là 2 hành tinh này ở rất xa nhau, thuộc về 2 hệ mặt trời khác. Trong khi ngôi sao mới xuất hiện thuộc về hệ mặt trời có sao chủ là cặp sao lùn nâu 2MASS J02495639-0557352AB, hành tinh Beta Pictoris b đã biết trước đó quay quanh ngôi sao mang tên Beta Pictoris.

Cả hai đều là hành tinh khí khổng lồ ước tính khối lượng khoảng 11,6 lần Sao Mộc và ở rất xa ngôi sao trung tâm của chúng. Các nhà khoa học cũng xác định chúng đích thực là anh em, cùng sinh ra từ một "vườn ươm sao".

"Vườn ươm sao" là thuật ngữ chỉ đám mây phân tử với khối lượng có thể nhỏ hơn mặt trời của chúng ta nhưng có thể lớn gấp 1.000-100.000 mặt trời. "Vườn ươm sao" có thành phần chủ yếu là H2, giống như một chiếc nôi tạo ra và nuôi lớn những ngôi sao sơ sinh, được vây xung quanh bởi các ngôi sao già hơn.

Tìm thấy 2 hành tinh song sinh khác Hệ Mặt trời
Hành tinh mới được phát hiện (khoanh tròn đỏ) qua ống kính thiên văn - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Điểm khác biệt là chúng hiện sống trong 2 môi trường rất khác nhau. Cặp sao lùn nâu mà hành tinh mới phát hiện quay quanh rất mờ nhạt, chỉ sáng bằng 1/2.000 mặt trời. Trong khi đó, ngôi sao chủ của hành tinh đã được biết đến từ lâu sáng gấp 10 lần mặt trời.

Ngoài ra, tiến sĩ Kaitlin Kratter (Đại học Arizona) cho biết cặp "song sinh" này được hình thành trong những điều kiện khá bất công: trong khi Beta Pictoris b lớn lên từ những hạt bụi thì 2MASS 0249c có vẻ hình thành từ những gì còn lại sau "cái chết" của một đám mây khí khổng lồ.

Khác biệt này làm cho sự quan sát hành tinh được tìm thấy trước - Beta Pictoris b – từ phía trái đất dễ dàng hơn rất nhiều. Beta Pictoris b là hành tinh có tuổi đời lên đến 20 triệu năm.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ nhiều trạm quan sát: Kính viễn vọng Canada-Pháp-Hawaii. Đài thiên văn W. M. Keck, Đài thiên văn Apache Point đều được đặt trên lãnh thổ Mỹ. Công trình vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astronomical Journal.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Ngôi sao

Ngôi sao "ăn thịt" hành tinh cách Trái Đất 450 năm ánh sáng

Các nhà khoa học có thể lần đầu tiên quan sát được một ngôi sao trẻ "ăn thịt" hành tinh khác nhờ dữ liệu từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA, NDTV hôm 19/7 đưa tin.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Quốc gia" không tồn tại trên Trái đất nhưng lại có tới 200.000 dân cư

Tuyên bố về sự thành lập của nhà nước mới được ông Ashurbeyli đưa ra trong buổi lễ tổ chức hôm 25/6 ở Vienna.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bạn đang được ngắm nhìn bức hình rõ nhất lịch sử về cái gọi là

Bạn đang được ngắm nhìn bức hình rõ nhất lịch sử về cái gọi là "trung tâm dải Ngân hà"

Trái đất thuộc hệ Mặt trời, còn hệ Mặt trời lại là một phần của Dải ngân hà - hay Thiên Hà (Milky Way). Đây có lẽ là kiến thức cơ bản nhất cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu về thiên văn vũ trụ.

Đăng ngày: 18/07/2018
Phát hiện thêm 10 vệ tinh siêu nhỏ quay quanh sao Mộc

Phát hiện thêm 10 vệ tinh siêu nhỏ quay quanh sao Mộc

Ngày 17/7, nhóm nghiên cứu của nhà thiên văn học Scott Sheppard thuộc Viện Khoa học Carnegie, Washington, Mỹ thông báo đã xác định được 10 vật thể mới quay quanh sao Mộc.

Đăng ngày: 18/07/2018
Điều gì xảy ra nếu nhảy dù từ trạm Vũ trụ Quốc tế?

Điều gì xảy ra nếu nhảy dù từ trạm Vũ trụ Quốc tế?

Nếu nhảy dù từ trạm ISS, bạn có nguy cơ đâm vào rác vũ trụ, cháy rụi khi ma sát với khí quyển, bị lực kéo làm đứt tứ chi.

Đăng ngày: 18/07/2018
Telemetron - Nhạc cụ được thiết kể chơi trong môi trường không trọng lực

Telemetron - Nhạc cụ được thiết kể chơi trong môi trường không trọng lực

Không cần bàn cãi và cũng không thể phủ nhận: nền văn minh trên Trái Đất sở hữu những văn hóa thú vị nhất vũ trụ này.

Đăng ngày: 17/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News