Tìm thấy bình cổ Ai Cập chứa chất gây ảo giác

Các nhà nghiên cứu phân tích hóa học chiếc bình hình thần Bes từ thế kỷ 2 trước Công nguyên và phát hiện nó từng chứa hợp chất pha chế làm thay đổi trạng thái nhận thức.


Chiếc bình hình thần Bes vẫn còn dấu vết của chất gây ảo giác. (Ảnh: Bảo tàng Nghệ thuật Tampa).

Nhóm nghiên cứu đến từ nhiều viện khác nhau ở Italy và Mỹ xác định nguyên liệu chính trong hợp chất gây ảo giác trong chiếc bình cổ, trong đó có hai loại thực vật tạo ra dạng hóa chất giống DMT hay psilocybin, thuốc gây ảo giác hiện đại. Phân tích của họ hé lộ dấu vết của cây Peganum harmala, Nimphaea caerulea, và một loài cây thuộc chi Cleome, tất cả đều có công dụng an thần hoặc chữa bệnh, Popular Science hôm 15/6 đưa tin.

Theo nhóm nghiên cứu, hợp chất gây ảo giác trong bình hình thần Bes được dùng bởi những thành viên trong giáo phái cổ đại hoạt động ở Ai Cập dưới thời vương triều Ptolemaic. Vị thần lùn này gắn liền với sức mạnh xua đuổi tà ma. Các nhà khoa học phân tích cặn hữu cơ thu thập từ chiếc bình nằm trong bộ sưu tập Ai Cập ở Bảo tàng Nghệ thuật Tampa tại Florida. Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp công nghệ cao, họ rất kinh ngạc với những gì phát hiện được.

Thành phần chủ chốt trong chất gây ảo giác là loài thực vật có tên khoa học Peganum harmala, hay còn gọi là Syria rue. Hạt của cây này sản sinh lượng harmine và harmaline, những hợp chất tạo ra hình ảnh giống giấc mơ. Syrian rue vẫn được sử dụng ngày nay, kết hợp các thực vật khác để tạo ra đồ uống có ảnh hưởng tương tự cây ayahuasca ở Nam Mỹ.

Loài cây gây ảo giác mạnh thứ hai trong hợp chất là hoa súng xanh (Nymphaea caerulea). Kết hợp tất cả dữ liệu, nhóm nghiên cứu kết luận người Ai Cập cổ xưa sử dụng chúng cho mục đích tiến hành nghi thức. Ngoài ra, phân tích hóa học hé lộ trong hợp chất ở bình còn chứa một số chất dịch của con người như máu và sữa.

Theo các nhà khoa học, thông qua ăn hợp chất gây ảo giác, người Ai Cập cách đây hàng nghìn năm muốn mở ra cánh cửa thông giữa các chiều không gian để gặp gỡ thần Bes, vị thần hùng mạnh mà họ muốn tìm kiếm sự bảo hộ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Gặp điều kỳ quặc này, bạn có thể là

Gặp điều kỳ quặc này, bạn có thể là "con lai" của loài người khác

Các nhà khoa học đã phát hiện thêm một khác biệt giữa những người Homo sapiens thuần chủng và những người có liên quan đến cuộc hôn phối dị chủng với một loài người khác tận 60.000 năm trước.

Đăng ngày: 19/02/2025
Sống gần con người, một sinh vật đang

Sống gần con người, một sinh vật đang "tiến hóa ngược", não lớn bất thường

Trong vòng 150 năm qua, một sinh vật thường hiện diện bên cạnh con người đã lặng lẽ phát triển hộp sọ và bộ não lớn hơn một cách khó hiểu.

Đăng ngày: 18/02/2025
Nguyên nhân sốc khiến đế chế Maya bốc hơi: Cảnh báo về tận thế có thật

Nguyên nhân sốc khiến đế chế Maya bốc hơi: Cảnh báo về tận thế có thật

Một nhóm nghiên cứu đã kết hợp rất nhiều hồ sơ lịch sử với các phân tích mới về hài cốt người Maya trong thời kỳ cuối của đế chế, chỉ ra một dạng ngày tận thế mà chính chúng ta cũng có thể đối mặt trong tương lai.

Đăng ngày: 18/02/2025
Tháp đá nghìn tấn 3.500 năm chưa từng được dựng lên

Tháp đá nghìn tấn 3.500 năm chưa từng được dựng lên

Tháp đá đồ sộ nặng 1.168 tấn, cao khoảng 42m, có những vết nứt do một sự cố thời xưa và không thể dựng lên làm tượng đài.

Đăng ngày: 16/02/2025
Đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ chung của một nửa dân số thế giới, trải khắp Á-Âu

Đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ chung của một nửa dân số thế giới, trải khắp Á-Âu

Ngày nay, gần một nửa dân số thế giới nói ngôn ngữ Ấn-Âu như ngôn ngữ thứ nhất.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News