Tìm thấy dấu vết người đầu tiên khai phá Bắc Mỹ từ 23.000 năm trước
Những dấu vết hóa thạch có niên đại gây bất ngờ đã lộ ra ở Công viên Quốc gia White Sands (New Mexico - Mỹ), được công nhận là dấu chân lâu đời nhất của con người tại lục địa Bắc Mỹ.
Theo Live Science, nghiên cứu mới sử dụng 2 kỹ thuật xác định niên đại cùng lúc để định tuổi các hóa thạch từng gây tranh cãi vào năm 2021.
Cả hai kỹ thuật đều chỉ ra các dấu chân ở White Sands đã 21.000 - 23.000 tuổi, tức thuộc thời Cực đại băng hà cuối cùng (26.500 đến 19.000 năm trước), là thời điểm lạnh nhất của kỷ băng hà cuối cùng.
Phát hiện mới đã đẩy mốc thời gian con người lần đầu khai phá Bắc Mỹ lùi xa tận 10.000 năm.
Các dấu chân cổ đại tại Công viên Quốc gia White Sands - (Ảnh: DỊCH VỤ CÔNG VIÊN QUỐC GIA).
Kỷ lục trước đó thuộc về những người Clovis, mà các mũi tên đá sắc cạnh họ để lại cho thấy họ đã sinh sống ở châu Mỹ từ 13.000 năm trước.
Trước đó, nhóm tác giả - dẫn đầu bởi tiến sĩ Jeffrey Pigati và tiến sĩ Kathleen Springer từ Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) - đã từng công bố một nghiên cứu vào năm 2021, xác định thời điểm con người lần đầu đến Bắc Mỹ với cùng mốc thời gian, nhưng dựa trên phân tích đồng vị carbon phóng xạ hạt Ruppia cirrhosa.
Đó là một loài thực vật thủy sinh được vùi lấp trong các dấu chân cổ đại.
Kết quả này bị một số nhà khoa học phản bác. Điển hình là giáo sư nhân chủng học Loren Davis từ Đại học bang Oregon, người cho rằng đồng vị được dùng để định tuổi - carbon-14 - có thể bị thực vật hút từ nước hồ. Điều này có nghĩa chúng có thể hút các đồng vị carbon cổ xưa hơn bản thân chúng từ trầm tích.
GS Davis đã đề nghị nhóm nghiên cứu thử phương pháp xác định niên đại bằng phát quan kích thích (OSL), ước tính mốc thời gian cuối cùng mà các hạt thạch anh hoặc fenspat trong trầm tích tiếp xúc với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao.
Trong nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature này, nhóm của USGS đã dùng kỹ thuật OSL đó. Kết quả cho ra mốc thời gian 21.500 tuổi.
Ngoài ra, họ cũng phân lập và định tuổi thông qua đồng vị carbon phóng xạ 3 mẫu đất, mỗi mẫu chứa 75.000 hạt phấn hoa lá kim từ các lớp dấu chân.
Cây lá kim lấy carbon-14 từ khí quyển, tức không thể bị lầm lẫn bởi carbon cổ xưa trong nước như hạt Ruppia.
Kết quả từ phương pháp thứ 2 đã chỉ ra mốc thời gian ngoạn mục: 23.000 năm.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Trung Quốc tìm thấy phôi khủng long mỏ vịt được bảo quản nguyên vẹn trong quả trứng
Hai mảnh phôi khủng long từ kỷ Phấn trắng đã được tìm thấy ở tỉnh Giang Tây, miền Đông Trung Quốc.

Cận cảnh bức tranh khảm quý hiếm, rõ nét nhất mô tả cuộc chiến thành Troy
Các nhà khoa học phát hiện ra bức tranh khảm rõ ràng nhất từ trước đến nay mô tả cuộc chiến thành Troy trong thần thoại Hy Lạp.

Phát hiện loài "vượn khủng bố" - một trong những loài vượn lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất
Đây là một loài vượn cổ đại có trọng lượng gần 50kg, từng sinh sống ở châu Phi, đặc biệt là Nam Phi và Ethiopia.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.
