Tìm thấy dép 6.200 năm tuổi khiến giới khoa học bất ngờ
Các nhà khoa học cho biết, 2 chiếc dép được phát hiện trong một hang động ở Tây Ban Nha đã 6.200 năm tuổi là những chiếc dép đan bằng cỏ lâu đời nhất từng được phát hiện ở châu Âu, làm thay đổi "những giả định đơn giản" về tổ tiên loài người.
Thông tin trên được đưa ra bởi một nhóm chuyên gia nghiên cứu 76 vật thể được tìm thấy nhiều năm trước trong hang động Cueva de los Murciélagos (hang dơi) phía nam Tây Ban Nha, theo Đài CBS đưa tin ngày 29/9.
Chùy gỗ (trái) và 2 chiếc dép được phát hiện tại Tây Ban Nha. (Ảnh: DỰ ÁN MUTERMUR).
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Alcala và Đại học tự trị Barcelona cho biết các vật thể này là bằng chứng trực tiếp đầu tiên về nghề đan lát trong các xã hội săn bắt hái lượm và các cộng đồng nông nghiệp sơ khai ở miền nam châu Âu.
Trong số các vật thể được tìm thấy có giỏ, dép và các dụng cụ làm từ sậy và cỏ esparto chuyên dùng để đan lát. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng trong 2 chiếc dép đã được phát hiện, một chiếc có đế đan chắc chắn và chiếc còn lại có phần lõi cứng hơn
Nghiên cứu các nguyên liệu thô để chế tạo các món đồ, giới nghiên cứu có thể xác định niên đại của chúng thuộc Thế Toàn tân (Holocene) đầu và giữa, cách đây 9.500 - 6.200 năm.
"Chất lượng và sự phức tạp về công nghệ của nghề đan lát khiến đặt ra câu hỏi về những giả định đơn giản mà chúng tôi từng đưa ra về cộng đồng con người trước khi nền nông nghiệp xuất hiện ở Nam Âu", theo nhà nghiên cứu Francisco Martinez Sevilla thuộc khoa tiền sử tại Đại học Alcala.
Chuyên gia Maria Herrero Otal, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết phát hiện mới mang lại cơ hội độc đáo để nghiên cứu các khía cạnh xã hội của các nhóm người sơ khai, bởi vì loại vật liệu làm từ sợi được phát hiện thường không được phục hồi từ các địa điểm khảo cổ.
Theo các nhà nghiên cứu, độ ẩm thấp kết hợp với gió khô, mát bên trong hang động đã giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển, giúp các vật thể làm từ sợi có thể tồn tại qua hàng thiên niên kỷ.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
