Tìm thấy hóa thạch loài chim cánh cụt lớn nhất từng tồn tại

Hóa thạch hơn 55 triệu năm tuổi ở New Zealand tiết lộ một loài chim cánh cụt khổng lồ chưa từng được biết đến nặng 154kg.


Tác giả chính của nghiên cứu Daniel Ksepka đứng cạnh một bức tranh cắt mô phỏng loài chim cánh cụt khổng lồ mới được phát hiện. (Ảnh: Bảo tàng Bruce).

Trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Paleontology hôm 8/2, các nhà cổ sinh vật học đặt tên cho loài chim cánh cụt tiền sử mới là Kumimanu fordycei. Hóa thạch của nó được tìm thấy cùng với 8 mẫu vật khác bên trong những tảng đá có niên đại cách đây 55,5 - 59,5 triệu năm trên bãi biển Bắc Otago ở Đảo Nam của New Zealand.

Dựa trên kích thước và mật độ xương của hóa thạch so với chim cánh cụt hiện đại, ước tính Kumimanu fordycei có thể nặng tới 154kg, biến nó trở thành loài chim cánh cụt lớn nhất từng được biết đến. Để so sánh, một nam thanh niên 20 tuổi ở Mỹ nặng trung bình 90kg. Do bộ xương không hoàn chỉnh, các nhà nghiên cứu không chắc chắn về chiều cao của sinh vật.

Trước đây, loài chim cánh cụt lớn nhất được ghi nhận là Palaeeudyptes klekowskii, sống ở Nam Cực 37 triệu năm trước. Chúng nặng khoảng 116kg và cao 2m. Loài lớn tiếp theo là Kumimanu biceae nặng khoảng 121kg và cao 1,8m.

Trong 8 mẫu vật chim cánh cụt khác được khai quật ở Bắc Otago còn có thêm một loài mới là Petradyptes stonehousei. Nó nặng khoảng 50kg, chỉ lớn hơn một chút so với chim cánh cụt hoàng đế còn sống hiện nay.

Hai loài mới có khả năng nằm trong số những loài chim cánh cụt cổ đại đầu tiên, vì vậy khám phá này có thể làm sáng tỏ cách chim cánh cụt khổng lồ tiến hóa theo thời gian.


Mô phỏng chim cánh cụt Kumimanu fordycei (lớn nhất) được bao quanh bởi đàn chim cánh cụt Petradyptes stonehousei. (Ảnh: Simone Giovanardi/Bảo tàng Bruce)

"Kumimanu fordycei và Petradyptes stonehousei có xương chân chèo tương đối nguyên thủy, giống với những loài chim có thể bay trên không trung và dùng cánh để đẩy cơ thể khi bơi dưới nước, chẳng hạn như chim anca và hải âu cổ rụt. Tuy nhiên, cả hai loài chim cánh cụt mới đều không thể bay", tác giả đầu tiên của nghiên cứu Daniel Ksepka, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Bruce ở Greenwich, nói với Live Science.

Chim cánh cụt có thể đã mất khả năng bay để bơi lặn vào khoảng 60 triệu năm trước, không lâu trước khi hai loài mới xuất hiện. Vì vậy, những con chim cánh cụt đầu tiên này vẫn chưa phát triển chân chèo hiệu quả như được nhìn thấy ở những con chim cánh cụt về sau.

Kích thước của K. fordycei cho thấy xu hướng khổng lồ đã phát triển từ rất sớm trong dòng dõi chim cánh cụt. Điều đó chứng tỏ những lợi thế của kích thước lớn, như khả năng điều hòa nhiệt và lặn hiệu quả hơn, đã gây áp lực chọn lọc rất mạnh đối với chim cánh cụt ngay sau khi chúng mất khả năng bay.

Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng điều kiện môi trường độc đáo của New Zealand cổ đại đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của chim cánh cụt khổng lồ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?

Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, gần 40% các loài hiện đang cư trú trên hành tinh của chúng ta có thể bị tuyệt chủng sớm nhất vào năm 2050.

Đăng ngày: 20/02/2025
Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn

Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn

Ở Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) có tòa nhà 26 tầng, được xây dựng với mục đích cho lợn ở.

Đăng ngày: 20/02/2025
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"

Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Đăng ngày: 19/02/2025
Những loài động vật đặc biệt có khả năng tỏa mùi thơm quyến rũ

Những loài động vật đặc biệt có khả năng tỏa mùi thơm quyến rũ

Trái đất quả là có rất điều kỳ thú mà đôi khi chúng ta không thể khám phá hết. 5 loài động vật hoang dã với khả năng tỏa ra mùi thơm quyến rũ dưới đây chính là minh chứng.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News