Tìm thấy hóa thạch "rồng Trung Quốc" sống cách đây 240 triệu năm

Loài bò sát biển được mệnh danh là rồng Trung Quốc có chiếc cổ dài 2,3m với 32 đốt sống cổ, giúp phục kích con mồi dưới nước.

Các nhà khoa học hé lộ những hóa thạch ấn tượng của một loài bò sát cổ đại sống dưới biển được phát hiện ở Trung Quốc, Live Science hôm 23/2 đưa tin. Loài vật này sống cách đây 240 triệu năm và được mệnh danh là "rồng Trung Quốc", tên khoa học Dinocephalosaurus orientalis. Chúng sử dụng chiếc cổ dài đặc biệt để phục kích con mồi ở vùng nước nông trong kỷ Tam Điệp (252 triệu đến 201 triệu năm trước).

Tìm thấy hóa thạch rồng Trung Quốc sống cách đây 240 triệu năm
Hóa thạch Dinocephalosaurus orientalis với chiếc cổ dài. (Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Scotland).

Rồng Trung Quốc được phát hiện lần đầu trong các mỏ đá vôi ở miền nam Trung Quốc vào năm 2003, nhưng giới khoa học chưa chắc chắn về hình dạng của chúng do hóa thạch chưa hoàn chỉnh. Giờ đây, họ phát hiện thêm các hóa thạch mới và ghép lại với nhau để tái dựng đầy đủ cơ thể dài tới 5 m của loài ăn thịt cổ đại này. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Earth and Environmental Science: Transactions of the Royal Society of Edinburgh.

"Đây là một ví dụ nữa về thế giới kỳ lạ và tuyệt vời trong kỷ Tam Điệp, khiến các nhà cổ sinh vật tiếp tục bối rối. Chúng tôi chắc chắn rằng nó sẽ khiến thế giới hào hứng với vẻ ngoài nổi bật, gợi nhớ đến rồng Trung Quốc trong thần thoại - một sinh vật dài và giống rắn", Nick Fraser, người phụ trách khoa học tự nhiên tại Bảo tàng Quốc gia Scotland, cho biết.

Tìm thấy hóa thạch rồng Trung Quốc sống cách đây 240 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rồng Trung Quốc sống cách đây 240 triệu năm
Minh họa "rồng Trung Quốc" bơi cùng một số loài cá cổ đại. (Ảnh: Marlene Donelly).

Các hóa thạch hé lộ một số điểm nổi bật của loài bò sát biển cổ đại. Ấn tượng nhất là chiếc cổ dài gần 2,3 m với 32 đốt sống riêng biệt, trong khi hươu cao cổ (cũng như con người) chỉ có 7 đốt sống cổ.

Chiếc cổ nhiều đốt và giống rắn của rồng Trung Quốc có thể đã giúp nó tiếp cận con mồi một cách hiệu quả và tấn công. Hóa thạch của một số con cá vẫn được lưu giữ trong bụng quái vật biển. Ngoài ra, nó còn có hàm răng dạng răng cưa và các chi dạng chân chèo. Dù sống dưới nước và có cổ thon dài, rồng Trung Quốc không có họ hàng gần với thằn lằn đầu rắn, sinh vật tiến hóa sau khoảng 40 triệu năm và có thể là nguồn cảm hứng của quái vật hồ Loch Ness.

"Chúng tôi hy vọng các nghiên cứu tương lai sẽ giúp hiểu thêm về sự tiến hóa của nhóm động vật này, đặc biệt là cách thức hoạt động của chiếc cổ dài", Stephan Spiekman, thành viên nhóm nghiên cứu, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bang Stuttgart, cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bất ngờ khai quật được chiếc nhẫn vàng quý hiếm 1.500 tuổi

Bất ngờ khai quật được chiếc nhẫn vàng quý hiếm 1.500 tuổi

Một thợ dò kim loại nghiệp dư ở Đan Mạch đã khai quật được một chiếc nhẫn vàng quý hiếm có thể thuộc về một gia đình hoàng gia chưa từng được biết đến.

Đăng ngày: 26/02/2024
Top 8 loài khủng long lớn nhất Trái đất thời tiền sử

Top 8 loài khủng long lớn nhất Trái đất thời tiền sử

Kích thước khổng lồ của những loài khủng long này sẽ khiến bạn kinh ngạc.

Đăng ngày: 26/02/2024
Nhật ký cổ đại hé lộ quá trình xây Đại kim tự tháp Giza

Nhật ký cổ đại hé lộ quá trình xây Đại kim tự tháp Giza

Nhật ký từ 4.500 năm trước của một đội trưởng tham gia xây Đại kim tự tháp Giza mô tả chi tiết hoạt động hàng ngày, tiền công và bữa ăn của công nhân dưới trướng.

Đăng ngày: 26/02/2024
DNA cổ đại tiết lộ về cuộc diệt chủng bi thảm trong quá khứ loài người

DNA cổ đại tiết lộ về cuộc diệt chủng bi thảm trong quá khứ loài người

Nghiên cứu cho thấy bằng chứng về những cuộc tiếp quản đẫm máu đã xảy ra trong lịch sử loài người, và có thể khác xa với những gì được ghi lại.

Đăng ngày: 24/02/2024
Tìm thấy con đường lát đá cổ xưa nhất thế giới

Tìm thấy con đường lát đá cổ xưa nhất thế giới

Xây dựng cách đây khoảng 4.600 năm, đường mỏ đá - hồ Moeris là con đường lát đá cổ xưa nhất thế giới, giúp vận chuyển đá núi lửa.

Đăng ngày: 24/02/2024
Giếng cổ

Giếng cổ "mở đường" vào kho báu vô song 2.200 tuổi

Những hiện vật quý giá trong giếng cổ ở tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc chỉ là khởi đầu cho một kho báu khảo cổ gây kinh ngạc.

Đăng ngày: 23/02/2024
Loài người cổ đại có thể vẫn còn sống trên đảo Flores của Indonesia

Loài người cổ đại có thể vẫn còn sống trên đảo Flores của Indonesia

Một nhà nhân chủng học cho rằng loài người cổ đại, Homo floresiensis, thường được gọi là " Hobbit", có thể vẫn còn tồn tại trên đảo Flores, Indonesia.

Đăng ngày: 23/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News