Tìm thấy hộp sọ bị khoan lỗ 3.200 năm trước ở Thổ Nhĩ Kỳ
Hộp sọ bị khoan lỗ có thể vì lý do tôn giáo hoặc y học, nhưng chưa rõ người này có sống sót sau phẫu thuật hay không.
Các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện hộp sọ bị khoan lỗ trong chuyến khai quật tại một nghĩa địa tỉnh Van, miền đông nước này. Cơ quan Khai quật và Nghiên cứu thuộc Ban Di sản Văn hóa và Bảo tàng thuộc Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ phát hiện này trên mạng xã hội Twitter hôm 12/11.
Hộp sọ khoan lỗ từ thời Đồ Sắt được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ).
Tiến sĩ Gulan Ayaz tại Khoa Khảo cổ thuộc Đại học Van Yüzüncü Yıl cho biết, phát hiện này là một ví dụ đặc biệt về thủ thuật khoan sọ 3.200 năm trước. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn chưa xác định được lý do tại sao hộp sọ bị khoan.
Theo một nghiên cứu năm 2011, việc khoan sọ trong thế giới cổ đại nhằm điều trị các vấn đề từ thể chất đến sức khỏe tâm thần. Nhóm nghiên cứu liệt kê ba lý do chính dẫn đến việc khoan sọ vào thời kỳ Đồ Đá Mới. Thứ nhất, đây có thể là nỗ lực ma thuật hoặc tôn giáo để giải phóng linh hồn tiêu cực ra khỏi cơ thể. Lý do thứ hai là nghi thức khai sáng. Lý do cuối cùng và ít phổ biến nhất là trị liệu, điều trị chấn thương, khối u, co giật, động kinh, đau nửa đầu, mất ý thức và thay đổi hành vi.
Một bí ẩn khác về hộp sọ niên đại 3.200 năm ở tỉnh Van là người này có sống sót sau cuộc phẫu thuật hay không. Dù phần bị loại bỏ ngày nay trông khá sạch sẽ, không phải bệnh nhân nào cũng sống sót qua quá trình khoan, cắt, cưa và khoét lỗ trên hộp sọ. Tuy nhiên, bằng chứng từ Peru cho thấy nhiều người đã vượt qua được, bao gồm hơn 100 cư dân của Đế chế Inca.
Năm 2018, một nhóm nhà khoa học Mỹ nghiên cứu tỷ lệ thành công của phẫu thuật khoan sọ trong các nền văn hóa và thời kỳ khác nhau. Họ phân tích hàng trăm hộp sọ từ khắp Peru, tồn tại từ năm 400 trước Công nguyên đến giữa những năm 1500. Họ kết luận, nếu xương xung quanh lỗ phẫu thuật không có dấu hiệu lành lại thì bệnh nhân đã chết trong hoặc ngay sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, khi xương quanh lỗ nhẵn mịn, bệnh nhân đã sống thêm nhiều năm. Với các mẫu ở Peru, tỷ lệ sống sót ngày càng tăng có vẻ cho thấy phương pháp phẫu thuật ngày càng được cải tiến, theo Corey Ragsdale, nhà khảo cổ sinh học từ Đại học Nam Illinois.
Các nhà nghiên cứu cần thêm thời gian để xác định xem liệu người bị khoan sọ ở tỉnh Van cách đây 3.200 năm có sống sót sau phẫu thuật hay không. Tuy nhiên, có thể họ sẽ không bao giờ xác định được mục đích của cuộc phẫu thuật này liên quan đến ma thuật hay y học.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
