Tìm thấy ổ trứng khủng long hóa thạch 60 triệu năm tại Brazil
Các nhà nghiên cứu phát hiện một ổ trứng khủng long hóa thạch có thể nở thành khủng long ăn thịt cách đây 60 - 80 triệu năm nếu không bị chôn vùi dưới lớp trầm tích.
Những quả trứng còn nguyên vẹn sau 60 triệu năm dưới lớp trầm tích. (Ảnh: G1).
Năm quả trứng còn nguyên vẹn tới mức ban đầu những người khai quật cho rằng đó là trứng của loài cá sấu cổ đại từng được tìm thấy tại di chỉ. Sau khi nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà cổ sinh vật học William Roberto Nava ở Bảo tàng Marilia, phân tích kỹ hơn, họ xác định số trứng này có lớp vỏ lớn và dày hơn trứng cá sấu.
Nava cho biết trứng khủng long thường dài 10 - 13 cm và rộng 5 - 8 cm trong khi trứng cá sấu cổ đại không dài quá 5 cm. Vỏ của trứng cá sấu hóa thạch thường rỗng hoặc trơn nhẵn còn trứng khủng long có lớp vỏ với họa tiết gợn sóng trông giống những con giun uốn lượn.
Những quả trứng khủng long khai quật ở thành phố Presidente Prudente thuộc bang São Paulo, được bảo quản trong lớp đất biến đổi dần thành đá sa thạch theo thời gian. Vật liệu này đóng vai trò như lớp bảo vệ tinh nhiên, hình thành vài lớp cát sau hàng triệu năm, giúp bảo quản ổ trứng cho tới khi các nhà cổ sinh vật học mang chúng lên khỏi mặt đất vào năm ngoái. Tuy nhiên, tới tháng 12/2021, họ mới xác định những quả trứng thuộc về một con khủng long.
Trước đó, giới nghiên cứu phát hiện một phôi thai khủng long trong tình trạng cực tốt ở Trung Quốc. Phôi thai có tên "Baby Yingliang", nằm cuộn tròn bên trong một quả trứng hóa thạch ở lớp đá của thành hệ Hekou tại khu công nghiệp Shahe ở thành phố Cám Châu City, tỉnh Giang Tây. Mẫu vật này là một trong những phôi thai khủng long nguyên vẹn nhất từng được biết tới, có tư thế gần với phôi thai chim hơn là khủng long.
Đặc biệt, Baby Yingliang đã gần tới ngày nở, đầu của nó nép dưới thân, phần lưng gập lại và bàn chân đặt ở hai bên. Nhóm chuyên gia cổ sinh vật học đứng đầu là Đại học Birmingham cho biết Baby Yingliang thuộc về một loài khủng long chân thú có mỏ nhưng không có răng tên là "oviraptorosaurs". Phôi thai của chúng dài 27cm từ đầu tới đuôi và nằm cuộn bên trong quả trứng dài 17cm.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
