Tìm thấy vệ tinh mất tích gần 30 năm trên quỹ đạo
Vệ tinh S73-7 có chiều rộng 66 cm, hoạt động trên quỹ đạo cao 800 km và biến mất khỏi radar từ những năm 1990.
Vệ tinh Infra-Red Calibration Balloon (S73-7) phóng lên không gian ngày 10/4/1974 thông qua Chương trình Thử nghiệm Không gian của Không quân Mỹ. Vệ tinh này thuộc Hệ thống Hexagon, trong đó S73-7 được triển khai từ vệ tinh lớn hơn trong không gian.
Mô phỏng rác vũ trụ bay xung quanh Trái đất. (Ảnh: janiecbros/iStock).
Theo kế hoạch ban đầu, S73-7 sẽ phồng lên và trở thành mục tiêu hiệu chỉnh cho thiết bị viễn thám. Sau khi nhiệm vụ này thất bại, vệ tinh mất tích và trở thành rác không gian cho đến khi được phát hiện lại vào tháng trước, Live Science hôm 6/5 đưa tin. Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, nghiên cứu kho dữ liệu lưu trữ và nhận thấy, S73-7 từng biến mất khỏi radar tới hai lần - lần đầu tiên vào thập niên 1970 và lần gần nhất vào thập niên 1990.
"Vấn đề ở đây là S73-7 có thể có tiết diện radar rất nhỏ, cũng có thể thứ đang được theo dõi là một mảnh vệ tinh không triển khai đúng cách, không phải kim loại và không hiển thị rõ ràng trên radar", McDowell giải thích.
Việc biết vị trí và danh tính của từng vật thể trên quỹ đạo không hề dễ vì số lượng vật thể hiện tại lên đến hơn 20.000. Bằng cách sử dụng radar dưới mặt đất và các cảm biến quang học, giới chuyên gia có thể theo dõi rác vũ trụ, nhưng việc xác định chính xác từng vật thể là gì vẫn còn nhiều thách thức. Các cảm biến có thể phát hiện một vật thể trên quỹ đạo, nhưng sau đó nó phải được khớp với một vệ tinh trên cùng đường bay.
Sau khi phóng, các kỹ sư biết rõ vệ tinh sẽ hướng tới đâu và độ cao dự kiến nó sẽ bay lên. Với thông tin này, họ có thể xem lại tiến trình và so sánh nó với nơi vệ tinh được quan sát lần cuối. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ thay đổi nào với kế hoạch di chuyển ban đầu hoặc nếu vệ tinh bị trôi dạt, các kỹ sư sẽ có rất nhiều việc phải làm để tìm lại nó.
Đó là lý do việc phát hiện S73-7 là một chiến thắng cho những người đang nỗ lực theo dõi hàng chục nghìn vệ tinh thất lạc và những vật thể khác quay quanh Trái đất. Nhưng khi ngày càng có nhiều vệ tinh bay lên không gian, việc nắm được chính xác những gì trên đó và những mối đe dọa tiềm tàng sẽ trở nên thách thức hơn.
"Nếu bạn bỏ sót một hoặc hai vật thể thì không phải là nguy cơ lớn. Nhưng bạn muốn làm công việc này tốt nhất có thể", McDowell chia sẻ.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"
Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà
Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.
