Tìm thấy xác ướp tê giác 32.400 năm còn nguyên da lông

Xác ướp tê giác lông xoăn được bảo quản hàng chục nghìn năm trong lớp đất đóng băng cung cấp nhiều hiểu biết quý giá về loài vật đã tuyệt chủng.

Một con tê giác lông xoăn nguyên vẹn được phát hiện gần sông Tirekhtyakh ở Cộng hòa Sakha thuộc Nga. Xác ướp đông cứng này có niên đại 32.400 năm. Các nhà khoa học đứng đầu là Gennady Boeskorov ở Viện địa chất học kim loại quý hiếm và kim cương thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga, phân tích xác tê giác. Sinh vật có tên gọi tê giác Abyisky cung cấp cho nhóm nghiên cứu hiểu biết độc đáo về quá khứ. Dù con vật hơn 32.000 năm tuổi, nhiều bộ phận như mô mềm, da và lông của nó vẫn còn nguyên trong lớp đất đóng băng vĩnh cửu lạnh âm độ. Trạng thái bảo quản hoàn hảo đó cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm giải phẫu của tê giác cổ đại ở mức độ chi tiết chưa từng có, Interesting Engineering hôm 23/9 đưa tin.


Phục dựng hình dáng của tê giác lông xoăn cổ đại. (Ảnh: Ozja).

Tê giác lông xoăn là động vật lớn nhiều lông dài có hai chiếc sừng, sống ở đại lục Á Âu trong thế Canh Tân. Chúng có tên khoa học là Coelodonta antiquitatis. Tê giác lông xoăn sống cùng thời với voi ma mút lông xoăn ở kỷ Băng hà. Đây là loài vật lớn thứ hai trong hệ sinh thái, chỉ xếp sau voi ma mút.

Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Doklady Earth Sciences, một trong những phát hiện thú vị nhất là độ tuổi nhỏ của con tê giác. Bộ lông ngắn sáng màu hé lộ nó còn nhỏ khi chết, chỉ khoảng 4,5 tuổi. "Trong nghiên cứu này, chúng tôi mô tả xác ướp đông cứng mới tìm thấy của một con tê giác lông xoăn nhỏ tuổi (4 - 4,5 năm), tồn tại ở thời kỳ Karginia cuối thế Canh Tân", nhóm nghiên cứu cho biết.

Phát hiện đáng chú ý nhất là u mỡ trên lưng tê giác. Bộ phận kỳ dị này chưa bao giờ được ghi nhận ở tê giác lông xoăn trước đây. Sự tồn tại của khối mỡ tương tự ở voi ma mút lông xoăn chỉ ra u mỡ có thể phục vụ cùng mục đích ở cả hai loài, như cách nhiệt hoặc lưu trữ năng lượng. Theo nghiên cứu, kết quả phân tích lông của tê giác hé lộ dấu vết của rận nước, loài ký sinh nhỏ li ti đã tuyệt chủng trong vùng.

Tê giác lông xoăn là động vật có vú ăn cỏ sinh sống ở phía bắc đại lục Á Âu, đặc biệt là Siberia, trong hàng triệu năm cho tới khi tuyệt chủng cách đây 10.000 năm. Chúng từng lang thang trên những vùng đất đóng băng cùng với voi ma mút, chó sói và sư tử hang động. Dù chúng có số lượng dồi dào, số lượng mẫu vật từng được tìm thấy rất ít.

Chỉ có 6 mẫu vật nguyên vẹn được khai quật ở Cộng hòa Sakha từ cuối thế kỷ 18. Mẫu vật gần đây nhất được phát hiện ở quận Oymyakonsky. Với nhiệt độ tăng lên, số sinh vật cổ đại lộ ra do đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy. Tuy nhiên, một khi tiếp xúc với điều kiện ngoài trời, mẫu vật sẽ phân hủy nhanh chóng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Một loài quái thú được tìm thấy ở bang Texax - Mỹ đã làm các nhà khoa học bối rối hơn 3 thập kỷ.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô. Trong đó, TP sẽ chi 1.800 tỉ đồng thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên.

Đăng ngày: 12/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News