Tin được không: Khoai tây được dùng để cải thiện Wi-Fi trên máy bay

Hầu hết chúng ta đều từng ăn khoai tây, biết được lợi ích dinh dưỡng và công dụng của loại củ này trong ngành sản xuất giấy và vải.

Nhưng có một điều mà chắc hẳn không mấy ai ngờ tới: khoai tây còn có những đóng góp quan trọng trong việc kết nối internet toàn cầu, cụ thể là cải thiện sóng Wi-Fi trên máy bay. Làm thế nào mà khoai tây lại có tác dụng thần kỳ đến vậy?

Wi-Fi hoạt động như thế nào?

Wi-Fi là viết tắt của “wireless fidelity” - tạm hiểu như “điện vô tuyến có độ chính xác cao”. Đúng như tên gọi, Wi-Fi là một loại công nghệ cho phép kết nối internet mà không cần dây hoặc cáp. Thay vào đó, thông tin truyền từ thiết bị này sang thiết bị khác thông qua sóng vô tuyến có tần số cụ thể (đơn vị đo là gigahertz).

Tin được không: Khoai tây được dùng để cải thiện Wi-Fi trên máy bay
Quang phổ điện từ.

Để sử dụng Wi-Fi chúng ta bắt buộc phải có những thiết bị sau:

  • Mạng Internet.
  • Modem.
  • Bộ định tuyến.
  • Thiết bị không dây (điện thoại, máy vi tính và các thiết bị có sẵn 'bộ điều hợp không dây' cho phép nhận tín hiệu Wi-Fi)

Tin được không: Khoai tây được dùng để cải thiện Wi-Fi trên máy bay
Sơ đồ mạng Wi-fi.

Giả sử bạn thực sự thích một video TikTok và muốn thả tim video đó. Khi bạn nhấp vào biểu tượng hình trái tim, trong vòng mili giây, bộ điều hợp (adapter) trong thiết bị của bạn sẽ chuyển tiếp dữ liệu đến bộ định tuyến, truyền dữ liệu này qua modem, đến nhà cung cấp dịch vụ internet, cuối cùng sẽ chuyển tiếp dữ liệu đó đến máy chủ TikTok và việc thả tim sẽ được ghi nhận.

Wi-Fi trên máy bay hoạt động như thế nào?

Tin được không: Khoai tây được dùng để cải thiện Wi-Fi trên máy bay
Wì-fi trên máy bay.

Máy bay nhận tín hiệu vô tuyến bằng hai làn sóng: qua Wi-Fi không đối đất và Wi-Fi vệ tinh. Máy bay có một ăng-ten để nhận tín hiệu.

  • Wi-Fi mặt đất: Khi máy bay ở trong bán kính của một tháp mạng, nó sẽ nhận được sóng tín hiệu từ đó và sau đó chuyển sang mạng của tháp gần nhất tiếp theo khi nó hoàn thành hành trình. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thực hiện được nếu máy bay đang bay trên đất liền.
  • Wi-Fi qua vệ tinh: Khi bay qua những đại dương rộng lớn, máy bay sử dụng Wi-Fi mà nó nhận được dưới dạng tín hiệu từ các vệ tinh quay xung quanh phía trên.

Hãy tưởng tượng bạn đang dự tiệc nhưng đột nhiên phải gửi một email quan trọng cho sếp. Bạn định gửi ngay nhưng điện thoại của bạn có mạng kém và không có Wi-Fi để kết nối. Khả năng cao là bạn sẽ nhờ một người bạn của mình phát Wi-Fi từ điện thoại và cho phép truy cập vào kết nối mạng của họ.

Tương tự như điện thoại của bạn bè, máy bay hoạt động như một cục phát Wi-Fi cho các thiết bị của hành khách.

Tin được không: Khoai tây được dùng để cải thiện Wi-Fi trên máy bay
Cách máy bay thu sóng wi-fi.

Tại sao khoai tây được sử dụng để kiểm tra Wi-Fi trên máy bay?

Không giống như tia laze của siêu nhân, sóng vô tuyến không thể xuyên qua tất cả các loại vật chất. Tùy thuộc vào đối tượng, nó có thể bị hấp thụ, phản xạ hoặc khúc xạ. Tín hiệu Wi-Fi là sóng vô tuyến nên chúng cũng bị hấp thụ bởi một số vật thể khiến chúng yếu đi. Những ‘vật thể’ này cũng bao gồm cả con người!

Một chiếc máy bay có trung bình 200 người ngồi thành hàng. Để đảm bảo rằng mọi hành khách, bao gồm cả những người ngồi ở phía sau đều nhận được Wi-Fi, các kỹ sư của Boeing - hãng hàng không có lịch sử lâu đời nhất của Mỹ đã tiến hành một thử nghiệm để giúp xác định độ mạnh yếu của Wi-Fi tại các vị trí trên máy bay.

Thay vì bắt hàng trăm người phải ngồi yên hàng giờ trong khi lấy dữ liệu thí nghiệm, họ thấy việc sử dụng bao tải khoai tây sẽ tiện lợi hơn.

Hàm lượng nước và tính chất hóa học của 9 tấn khoai tây đã hấp thụ và phản xạ lại các tín hiệu vô tuyến theo cách tương tự như một chiếc máy bay chở đầy hành khách.

Họ đã chọn khoai tây thay vì các loại trái cây và rau quả khác, vì hằng số điện môi của khoai tây ở tần số nhất định khớp với hằng số điện môi của con người. Điều này đã được các kỹ sư phát hiện ra sau khi xem một bài báo nghiên cứu về hằng số điện môi của 15 loại rau và trái cây được đăng trên Tạp chí Thực phẩm Khoa học.

Có thể thấy, khi khoa học ngày càng phát triển và nghiên cứu ngày càng trở nên phức tạp hơn thì vẫn còn không gian cho các phương pháp đơn giản nhưng mang lại kết quả tối ưu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách nghe radio miễn phí trên toàn thế giới

Cách nghe radio miễn phí trên toàn thế giới

Nghe có vẻ không thú vị bằng ngôn ngữ của bạn, nhưng nếu bạn đang học một ngôn ngữ mới, hãy nghe bất cứ thứ gì bằng ngôn ngữ đó sẽ giúp bạn học nhanh hơn.

Đăng ngày: 10/02/2022
Meta chế tạo siêu máy tính AI mạnh nhất thế giới

Meta chế tạo siêu máy tính AI mạnh nhất thế giới

Meta, công ty mẹ của Facebook đã giới thiệu AI Research SuperCluster (RSC), siêu máy tính dùng cho các dự án nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI).

Đăng ngày: 28/01/2022
Sợi cáp ngầm bị đứt ở Tonga sẽ được nối lại như thế nào?

Sợi cáp ngầm bị đứt ở Tonga sẽ được nối lại như thế nào?

Sau thảm họa kép núi lửa - sóng thần, Tonga hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình sửa chữa tuyến cáp ngầm ở nam Thái Bình Dương để kết nối lại với thế giới bên ngoài, theo BBC.

Đăng ngày: 27/01/2022
Hệ thống phát hiện virus máy tính không sử dụng phần mềm

Hệ thống phát hiện virus máy tính không sử dụng phần mềm

Hệ thống mới giúp phát hiện dấu hiệu sóng điện từ của nhiều loại virus.

Đăng ngày: 20/01/2022
Nhật Bản mất 77 TB dữ liệu vì siêu máy tính gặp sự cố trong quá trình sao lưu thông thường

Nhật Bản mất 77 TB dữ liệu vì siêu máy tính gặp sự cố trong quá trình sao lưu thông thường

Siêu máy tính có tốc độ rất nhanh, lưu trữ được rất nhiều, nhưng khi xảy ra sự cố thì hậu quả để lại cũng rất lớn.

Đăng ngày: 03/01/2022
Cách kiểm tra sức khỏe pin trên Android

Cách kiểm tra sức khỏe pin trên Android

Thời lượng pin là điều mà hầu hết mọi người đều nghĩ đến đối với nhiều thiết bị, nhưng sức khỏe pin của chúng thì sao?

Đăng ngày: 28/12/2021
Trung Quốc tuyên bố vượt mốc 1,3 triệu trạm gốc 5G

Trung Quốc tuyên bố vượt mốc 1,3 triệu trạm gốc 5G

Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng vùng phủ sóng mạng 5G với mục tiêu đạt 560 triệu người dùng vào năm 2023.

Đăng ngày: 23/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News