Tin được không, màu sắc này của phô mai hóa ra lại là “trò lừa thế kỷ”

Phô mai làm từ sữa có màu trắng đục nhưng sao chúng lại có màu vàng óng ả thế kia được nhỉ? Thuyết âm mưu nào đứng đằng sau "phi vụ" này ư?

Thông thường bạn thấy phô mai có màu vàng, cam nhưng phô mai làm từ sữa màu trắng đục cơ mà, và cũng không một con vi khuẩn nào có thể biến nó ra màu cam được.

Phải chăng có thuyết âm mưu nào ở đây ư? Hai câu chuyện về màu cam đầy “hư cấu” của phô mai sẽ khiến bạn bất ngờ.

Câu chuyện 1:

Tin được không, màu sắc này của phô mai hóa ra lại là “trò lừa thế kỷ”

Ngày xửa ngày xưa vào thế kỷ 17 ở nước Anh có một làng chuyên làm phô mai. Vì muốn kiếm thêm vài đồng, họ đã gạn bớt phần béo nhất của sữa. Phần này để dành làm bơ, không thì bán thẳng cho ai đó cần.

Nhưng vấn đề là phô mai giờ chỉ làm từ sữa ít béo và nó không còn màu vàng nhạt quyến rũ nữa. Màu trắng bệch sẽ “tố cáo” chất lượng của nó mất. “Không!” - dân làng nói và họ nhuộm màu cho phô mai, bắt đầu một truyền thống kéo dài cho tới nay.

Câu chuyện 2:

Tin được không, màu sắc này của phô mai hóa ra lại là “trò lừa thế kỷ”

Có câu nói: “Bạn là những gì bạn ăn” và điều này cũng đúng với những chú bò. Vào mùa xuân hay hè, bò nhởn nhơ ra ngoài gặm cỏ, sữa của chúng sẽ làm ra phô mai thật là vàng tươi.

Ngược lại, những lúc ít tự do thì sữa bò cũng có màu sắc nhợt nhạt, héo hon dù vẫn ngon như thường. Và thay vì hạnh phúc về sự đổi màu của bốn mùa thì người nông dân lại quá mệt mỏi!

Khách hàng cứ liên tục ý kiến về chất lượng sản phẩm dựa theo những... quan sát bên ngoài.

Người nông dân biết làm sao đây? Họ quyết định nhuộm màu cho phô mai, biến tất cả chúng ra màu vàng, vậy là hết ý kiến!

Tin được không, màu sắc này của phô mai hóa ra lại là “trò lừa thế kỷ”
Màu sắc tự nhiên của phô mai cũng rất khác nhau.

Chẳng biết hai câu chuyện trên cái nào đúng hơn nhưng chắc chắn là phô mai ban đầu màu trắng hoặc vàng nhạt. Nhưng bây giờ thì chúng có cả màu cam và đó là do con người tạo ra.

Chẳng biết do quá tay hay sao mà phô mai ngày càng có màu đậm. Hoặc có lẽ chúng ta nên “đổ thừa” cho Photoshop và quảng cáo chăng?

Rốt cuộc làm sao để tạo màu cho phô mai?

Cô Gina Mode - nhà nghiên cứu tại ĐH Wisconsin-Madison, Mỹ cho biết, màu sắc của phô mai là do bò ăn cỏ.

Trong cỏ chứa nhiều beta carotene - một sắc tố cam mà cũng được tìm thấy ở cà rốt, bí ngô và khoai lang. Bò sẽ chuyển hóa một phần beta carotene thành vitamin A.

Tin được không, màu sắc này của phô mai hóa ra lại là “trò lừa thế kỷ”
Mimolette là một loại phô mai cứng của Pháp có màu cam rực rỡ.

Phần còn lại sau đó chuyển vào sữa và kết thúc ở phô mai. Nhưng cả sữa cũng không có màu vàng. Chỉ khi thêm vào enzyme để làm vỡ các giọt chất béo chứa beta carotene thì sữa mới chuyển sang màu vàng mà thôi.

Màu sắc tự nhiên của phô mai cũng rất khác nhau. Nó thay đổi theo từng loại bò, từng loại cỏ và cả cách bò nhai cỏ nữa.

Phô mai từ sữa dê gần như màu trắng vì con vật này chuyển toàn bộ beta carotene sang vitamin A. Hay cũng có những con bò hoàn toàn không hấp thụ beta carotene. Phô mai New Zealand có màu vàng rõ ràng, chứng tỏ khẩu phần ăn nhiều cỏ.

Tin được không, màu sắc này của phô mai hóa ra lại là “trò lừa thế kỷ”
So sánh màu tự nhiên của các loại phô mai.

Vậy để tạo màu sắc phô mai theo ý muốn, liệu bạn có thể thêm beta carotene vào sữa được không? Các nhà khoa học tại trường ĐH Guelph (Canada) cho rằng, không vấn đề gì, ngoài trừ việc phô mai sẽ có màu rất đậm và mùi vị như... cà rốt.

Thực tế là người ta dùng màu điều nhuộm (từ hạt giống cây điều ở vùng nhiệt đới). Nó có thể tan trong chất béo và khi dùng với một lượng nhỏ sẽ không gây ra thay đổi về mùi vị. Không chỉ phô mai mà ngay cả bơ cũng áp dụng cách làm này đấy.

Phô mai ăn siêu ngon mà nguồn gốc cũng thú vị phết nhỉ? Giờ thì đã hiểu vì sao phô mai làm từ sữa mà lại có màu cam “hư cấu” như thế!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News