Phát hiện món ăn khoái khẩu thật sự của chuột Jerry, phô mai ư? Nhầm to rồi nhé!
Những món ăn khoái khẩu của chú chuột Jerry này hóa ra cực kỳ gần gũi và dễ kiếm hơn phô mai nhiều.
Xuất hiện trong phim với hình ảnh chú chuột mê phô mai là thế, nhưng bạn có hay ngoài đời chuột Jerry lại chẳng mấy mặn mà với món ăn này.
Bởi với chiếc mũi nhạy cảm đặc trưng của họ nhà chuột, Jerry sẽ chẳng thể chịu nổi mùi hương gay gắt của phô mai chứ đừng nói là say mê thưởng thức chúng.
Đồ ngọt mới là khoái khẩu của anh em nhà Jerry
Trên thực tế, anh em nhà Jerry lại yêu thích những món ngọt như đường, trái cây, ngũ cốc và chocolate hơn hẳn phô mai.
Việc xuất hiện bộ đôi chuột - phô mai đơn giản chỉ là do lầm tưởng của những người Trung cổ xa xưa mà thôi.
Việc xuất hiện bộ đôi chuột - phô mai đơn giản chỉ là do lầm tưởng của những người Trung cổ.
Vào thời ấy, khi thực phẩm vẫn chỉ được bảo quản bằng phương pháp thủ công thì ngũ cốc và phô mai là 2 món dễ ăn vụng nhất của họ nhà chuột.
Với hạt ngũ cốc, chuột có thể bí mật đánh chén mà không lo bị phát hiện, trong khi đó phô - mai sẽ để lại vật chứng rõ ràng là những vết răng.
Từ đó, nhiều người dân lầm tưởng phô mai là món ăn ưa thích của chuột và mặc định gán ghép chúng thành 1 bộ đôi.
Bên cạnh đó, còn có 1 giả thuyết hài hước khác cho rằng: Việc Jerry bất đắc dĩ "phải diễn" cùng phô mai là bởi các họa sỹ của phim cho rằng chuột nâu đứng cạnh phô mai vàng óng, béo mềm thì mới... cool ngầu, chất chơi.
Trên phim diễn sâu vậy thôi chứ ngoài đời Jerry chẳng thích phô mai chút nào.
Nhưng dù trong phim Jerry có diễn sâu với phô mai thế nào đi chăng nữa thì ngoài đời cũng khó có thể phim giả tình thật bởi anh đã trót đam mê đồ ngọt và chocolate… đôi khi còn có cả trà sữa cũng nên.

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?
Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?
Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết
Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?
Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?
Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?

Vì sao trên mâm cỗ ngày Tết luôn có gà luộc - câu hỏi "tưởng dễ mà khó" đố bạn trả lời
Gà luộc gần như đã là thứ không thể thiếu trên mọi mâm cỗ, đặc biệt là vào ngày Tết. Vậy tại sao nhất thiết phải là gà luộc chứ không chọn thứ đồ khác thay thế?
