Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn
Thèm ngọt, tóc gãy rụng và cơ thể thường xuyên mắc bệnh là những dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu đạm (protein).
1. Thèm ngọt
Dawn Jackson Blatner, tác giả cuốn Chế độ ăn uống Flexitarian cho biết, một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể bị thiếu protein là cảm giác thèm đồ ngọt và ăn không bao giờ cảm thấy đủ.
Một trong những chức năng quan trọng nhất của protein là giữ lượng đường trong máu ổn định. Khi bạn bị thiếu protein, lượng đường trong máu sẽ phải san sẻ đến tất cả bộ phận, kích thích bạn bổ sung đường một cách nhanh chóng, do đó bạn có cảm giác thèm ngọt, thích ăn kẹo. Chế độ ăn sáng với một ít ngũ cốc sẽ cung cấp cho bạn năng lượng ngay lập tức, nhưng sau đó nhanh chóng trở lại tình trạng ban đầu. Do đó để có được lượng protein đầy đủ, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như các loại đậu, thịt, tôm vào chế độ ăn hàng ngày.
Trứng, sữa, hải sản, thịt... là các loại thực phẩm giàu protein. (Ảnh: Womenshealthmag)
2. Đầu óc mơ hồ
Sự cân bằng lượng đường trong máu là rất cần thiết cho bạn khả năng tập trung. Khi thiếu protein, lượng đường ấy sẽ dao động liên tục. Blatner nói rằng bạn sẽ cảm thấy một chút mơ hồ, như cảm giác không thể hoàn thành tốt công việc bởi vì bạn không có đủ lượng protein để cung cấp cho não. Nếu bạn đang dùng nhiều thức ăn nhanh như bánh quy hoặc bánh mì thì nên dừng thói quen này vì chúng sẽ đốt cháy năng lượng tinh thần của bạn, kèm theo đó cảm giác mơ hồ, uể oải.
3. Rụng tóc
Protein ảnh hưởng đến tất cả tế bào, bao gồm cả nang tóc. Nếu nang tóc của bạn khỏe mạnh, chúng sẽ không bị gãy rụng, mặc dù có bị giật mạnh hoặc chịu tác dụng của nắng gió. Khi có quá ít dưỡng chất trên da đầu, những sợi sẽ tóc bắt đầu mỏng đi. Tình trạng này cũng có thể là một dấu hiệu của một số vấn đề khác, như vấn đề về tuyến giáp.
4. Bạn cảm thấy yếu ớt
Tất cả chúng ta đều biết rằng protein cần thiết cho cấu trúc của cơ bắp. Nếu không cung cấp đủ, cơ bắp của bạn có thể dần co lại theo thời gian. Kết quả là bạn cảm thấy yếu ớt và không thể hoàn thành công việc xuất sắc như trước.
5. Bị bệnh thường xuyên
Bắp tay và chân không phải là bộ phận duy nhất cần bổ sung protein. Protein là vô cùng cần thiết để cấu thành các hợp chất trong hệ thống miễn dịch của chúng ta. Vì vậy, nếu thấy mình bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng thường xuyên hơn những người khác (mặc dù có sức khỏe tốt hơn) thì đó là do sự thiếu hụt protein. Một dấu hiệu khác là bạn thường xuyên bị xước mang rô (ở cạnh móng tay). Nếu da không khỏe mạnh do thiếu protein, bạn sẽ thấy da bị nứt và rách (như xước mang rô), khiến cơ thể dễ tiếp xúc với mầm bệnh và dẫn đến nhiễm trùng.

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể
Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.
