Tin mới nhất về áp thấp nhiệt đới "kép" trên Biển Đông
Áp thấp nhiệt đới trên vịnh Bắc Bộ đã suy yếu và tan dần. Trong khi đó, áp thấp nhiệt đới hình thành ở bắc Biển Đông vẫn đang di chuyển và khả năng mạnh lên thành bão.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, đêm qua (16/8), áp thấp nhiệt đới trên khu vực bắc vịnh Bắc Bộ đã suy yếu thành một vùng áp thấp, sau đó vùng áp thấp tiếp tục di chuyển theo hướng đông, đi vào phía tây bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) và tan dần.
Hôm nay (17/8), ở vịnh Bắc Bộ và vùng ven biển Bắc Bộ tiếp tục có mưa dông và gió giật mạnh cấp 7-8.
Đối với áp thấp nhiệt đới hình thành ở phía bắc Biển Đông, vào hồi 4 giờ sáng nay (17/8), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên vùng ven biển phía nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9-10.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến 4 giờ ngày mai (18/8), vị trí tâm bão cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 100km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10-11.
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. (Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão, vùng biển phía bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Khu vực Vịnh Bắc Bộ và vùng ven biển Bắc Bộ tiếp tục có mưa dông và gió giật mạnh.
Từ ngày 17/8 đến khoảng ngày 20/8 xuất hiện đợt mưa lớn diện rộng trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở những vùng núi cao, ngập úng ở vùng trũng.
Để chủ động đối phó với tình hình mưa lũ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường – Trưởng Ban chỉ đạo trung ương phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiếp tục ra công điện yêu cầu các địa phương sẵn sàng ứng phó với những tình huống xấu do thời tiết.
Theo đó, các địa phương từ Quảng Ninh – Hà Tĩnh cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới/bão. Kêu gọi các tàu, thuyền hoạt động ở khu vực vịnh Bắc Bộ về nơi trú ẩn an toàn. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động du lịch trên đảo, nhất là ở Quảng Ninh và Hải Phòng.
Các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thường xuyên theo dõi và thông báo tình hình mưa lũ đến các cấp chính quyền, người dân, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa.
Tổ chức kiểm tra các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét; rà soát lại các đập chứa nước, vận hành cửa van để xả nước đón lũ nhằm đảm bảo an toàn cho vùng hạ lưu hồ chứa.
Ban chỉ đạo trung ương phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?
