Tinh hoàn nhân tạo - tiềm năng điều trị vô sinh ở nam giới

Các nhà nghiên cứu Đại học Bar-Ilan phát triển thành công tinh hoàn nhân tạo từ phòng thí nghiệm, có thể làm giảm tình trạng vô sinh ở nam giới.

Kết quả nghiên cứu công bố trên Tạp chí Khoa học Sinh học Quốc tế. Tinh hoàn được tạo ra bằng các tế bào chiết xuất từ tinh hoàn chuột, giống với cấu trúc và chức năng của tinh hoàn tự nhiên.

Theo tiến sĩ Nitzan Gonen, người dẫn đầu nghiên cứu, các nhà khoa học có thể sử dụng tinh hoàn nhân tạo để tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân gây vô sinh. Ngoài ra, có thể hướng tới phát triển tinh hoàn giống người từ tế bào gốc của con người, giúp điều trị hiếm muộn và chứng rối loạn phát triển giới tính.

Tiến sĩ Gonen cho biết, hiện các bệnh viện có khả năng xác định một số vấn đề gây vô sinh ở nam giới, chẳng hạn số lượng tinh trùng thấp hoặc cấu trúc bất thường. Tuy nhiên, giới khoa học chưa hiểu đầy đủ nguyên nhân gây điều này, đột biến gene nào dẫn đến tình trạng đó, điều gì đã xảy ra trong quá trình sinh sản trước đó. Từ nghiên cứu mới, các chuyên gia có thể tìm hiểu sâu hơn về tinh hoàn bằng hệ thống mô hình mà các nhà khoa học đã sản xuất.

Tinh hoàn nhân tạo - tiềm năng điều trị vô sinh ở nam giới
Cấu trúc hình ống trong tinh hoàn hình thành trong vòng 14 ngày trên đĩa thí nghiệm. (Ảnh: SWNS)

Tinh hoàn sản xuất khoảng 1.500 tinh trùng mỗi giây, khoảng 90.000 tinh trùng mỗi phút, 5,4 triệu mỗi giờ và 130 triệu tinh trùng mỗi ngày. Tinh hoàn liên tục tạo ra tinh trùng thông qua một quá trình gọi là sinh tinh.

Ngoài ra, tinh hoàn cũng tham gia sản xuất hormone testosterone, nội tiết tố quan trọng trong quá trình phát triển cũng như trưởng thành của nam giới, giúp tạo ra cơ bắp, khiến giọng nói họ trầm hơn và mọc lông trên cơ thể. Mỗi người sẽ có số lượng tinh trùng khác nhau. Một lần xuất tinh trung bình chứa từ 40 đến 130 triệu tinh trùng.

Hiện, nhóm nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu xem liệu các cơ quan của tinh hoàn nhân tạo này có thực sự tạo ra tế bào tinh trùng và có thể sản xuất các hormone giới tính như testosterone hay không. Tiền đề này có cơ sở từ việc tinh hoàn của chuột được nuôi trong phòng thí nghiệm hoạt động tốt trong 9 tuần. Về lý thuyết, đây là thời gian đủ để sản xuất tinh trùng và tiết hormone, thông thường mất khoảng 34,5 ngày.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật đáng sợ về cận huyết: Lời nguyền của gene, tuyến phòng thủ cuối cùng của tự nhiên!

Sự thật đáng sợ về cận huyết: Lời nguyền của gene, tuyến phòng thủ cuối cùng của tự nhiên!

Trong thế giới tự nhiên, sinh sản giữa các sinh vật sống là một nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên, khi quá trình tự nhiên này gặp phải hiện tượng cận huyết, có thể gây ra hậu quả chấn động.

Đăng ngày: 25/02/2024
Úc phát triển thiết bị cấy ghép tim đột phá, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân suy tim

Úc phát triển thiết bị cấy ghép tim đột phá, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân suy tim

Đại học Monash (Úc) sẽ dẫn đầu một chương trình nghiên cứu nhằm phát triển và thương mại hóa bộ thiết bị tim cấy ghép mang tính cách mạng, giúp thay đổi cuộc sống cho các bệnh nhân mắc bệnh suy tim nặng.

Đăng ngày: 24/02/2024
Nghiên cứu đột phá về phương pháp điều trị hiệu quả các vết thương lâu lành

Nghiên cứu đột phá về phương pháp điều trị hiệu quả các vết thương lâu lành

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng huyết tương để phát triển phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho các vết thương lâu lành mà không cần dùng tới thuốc kháng sinh hoặc băng gạc chứa ion bạc.

Đăng ngày: 22/02/2024
WHO công bố: Benzopyrene là chất gây ung thư cấp độ 1, luôn ẩn chứa trong 2 loại thực phẩm quen thuộc này

WHO công bố: Benzopyrene là chất gây ung thư cấp độ 1, luôn ẩn chứa trong 2 loại thực phẩm quen thuộc này

Benzopyrene là chất gây ung thư được phát hiện sớm nhất, Tổ chức Y tế Thế giới cũng xác định nó là chất gây ung thư cấp độ 1.

Đăng ngày: 22/02/2024
Đây chính là lý do khiến nhịn ăn giúp chống tình trạng viêm nhiễm

Đây chính là lý do khiến nhịn ăn giúp chống tình trạng viêm nhiễm

Nghiên cứu trước đây chỉ ra nhịn ăn giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm, vì vậy các nhà nghiên cứu ở Đại học Cambridge (Anh) đã xem xét kỹ hơn về mối liên hệ này và cách nó xảy ra như thế nào.

Đăng ngày: 20/02/2024
Thời điểm nào tốt nhất để tiêm vaccine cúm?

Thời điểm nào tốt nhất để tiêm vaccine cúm?

Hiện nay, vaccine cúm có nhiều loại nhưng được chia vào 5 nhóm chính. Thời điểm tiêm vaccine tốt nhất là vào mùa thu, trước khi virus cúm bùng phát mạnh.

Đăng ngày: 20/02/2024
Thịt trữ ngăn đá nhiều ngày có gây ung thư?

Thịt trữ ngăn đá nhiều ngày có gây ung thư?

Có những gia đình còn thừa nhiều thịt sau Tết nên trữ ngăn đá, song một số người cho rằng ăn thịt để lâu trong tủ lạnh nguy cơ ung thư, điều này có đúng?

Đăng ngày: 20/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News