Tinh trùng dùng chất độc để đánh bại đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng những tinh trùng chiến thắng trong cuộc đua tới gặp trứng sử dụng các đột biến của yếu tố di truyền để đầu độc đối thủ của mình.

Các thí nghiệm trên chuột cho thấy yếu tố di truyền được gọi là "t-haplotype" là nhân tố cần thiết để sản xuất tinh trùng cấp tiến - những tinh trùng có khả năng chiến thắng cuộc đua.

Các gene T-haplotype quy định sự tổng hợp của một phân tử gọi là RAC1. Các thí nghiệm cho thấy tinh trùng tiến bộ cần một lượng nhỏ RAC1 cho quá trình di chuyển.

“Mức RAC1 tối ưu là rất quan trọng đối với khả năng bơi của các cá thể tinh trùng tới các tế bào trứng", tác giả nghiên cứu Alexandra Amaral - nhà khoa học tới từ Viện Max Planck về Di truyền Phân tử (Đức) cho biết.

Tinh trùng dùng chất độc để đánh bại đối thủ cạnh tranh
Tinh trùng dùng chất độc để đánh bại đối thủ cạnh tranh. (Ảnh: Shutterstock)

Trong nghiên cứu, Amaral và các cộng sự thử nghiệm sự phân bố của tinh trùng t-haplotype trong các mô hình chuột khác nhau.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khả năng di chuyển của tinh trùng cao nhất ở những con chuột có tinh trùng có t-haplotype phân bố đồng đều nhất.

Khả năng di chuyển của những con chuột chỉ có tinh trùng bình thường kém hơn.

Khi các nhà khoa học quan sát tinh trùng t-haplotype và tinh trùng bình thường bơi cùng nhau, họ nhận thấy t-haplotype có thể bơi trực tiếp về phía trứng, trong khi tinh trùng bình thường bơi chậm và không định hướng.

Phân tích sâu hơn cho thấy mức độ hoạt động RAC1 tương ứng với sự phân bố của tinh trùng t-haplotype. Hoạt động RAC1 nếu giảm hoặc quá mức đều cản trở chuyển động của tinh trùng.

Theo các nhà nghiên cứu, RAC1 quá mức sẽ hoạt động như một chất độc và một số tinh trùng phải xoay sở để chống lại chúng.

Theo nghiên cứu, tinh trùng có t-haplotype chứa một số đột biến gene nhất định làm sai lệch các tín hiệu điều tiết. Các đột biến này được thiết lập trong giai đoạn đầu của quá trình sinh tinh và được phân phối cho tất cả các tinh trùng của mang gene t-haplotype. Những đột biến này được coi là "chất độc" cản trở sự di chuyển của tinh trùng.

"Tinh trùng có t-haplotype có thể vô hiệu hóa tinh trùng không có nó. Bí quyết là t-haplotype "đầu độc" tất cả tinh trùng, nhưng đồng thời tạo ra một loại thuốc giải độc. Chất này chỉ hoạt động ở tinh trùng có t-haplotype và bảo vệ chúng. Hãy tưởng tượng một cuộc chạy marathon, trong đó tất cả những người tham gia đều bị nhiễm độc khi uống nước. Nhưng một số người đã uống thuốc giải độc", Bernhard Herrmann - đồng tác giả của nghiên cứu cho hay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm ra phương pháp mới để chống rụng tóc

Tìm ra phương pháp mới để chống rụng tóc

Viện Nghiên cứu vật lý và hóa học Nhật Bản RIKEN đã tìm ra một phương pháp mới để chống rụng tóc.

Đăng ngày: 18/02/2021
Nghiên cứu mới cho thấy: Nội tiết tố của con người thay đổi theo mùa

Nghiên cứu mới cho thấy: Nội tiết tố của con người thay đổi theo mùa

Các nghiên cứu dựa trên hàng triệu mẫu xét nghiệm máu đã cho thấy phần lớn lượng hormone của con người có những biến chuyển mô hình rõ ràng theo mùa, mặc dù những thay đổi này vẫn còn khá nhỏ.

Đăng ngày: 17/02/2021
Loại thịt rẻ nhưng lại chính là

Loại thịt rẻ nhưng lại chính là "thuốc quý" của người Việt, cuối năm nên ăn nhiều để tăng cường sức khỏe

Món thịt đồng quê này được chứng minh chứa nhiều protein ngang ngửa thịt gà, bò, dê. Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.

Đăng ngày: 11/02/2021
Top 7 nguyên tắc sử dụng rượu bia an toàn, trách nhiệm ngày Tết

Top 7 nguyên tắc sử dụng rượu bia an toàn, trách nhiệm ngày Tết

Trong những ngày cuối năm cũ, đầu năm mới, rượu bia là điều không thể tránh khỏi.

Đăng ngày: 11/02/2021
Rượu có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn 28 năm

Rượu có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn 28 năm

Một nghiên cứu mới cho thấy những người uống nhiều quá nhiều rượu mỗi ngày có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ.

Đăng ngày: 09/02/2021
Băng dán cảm biến đổi màu khi phát hiện da hoại tử

Băng dán cảm biến đổi màu khi phát hiện da hoại tử

Các vết thương da mãn tính bị loét do tì đè có thể trở nên rất nghiêm trọng nếu không được điều trị, thậm chí có khả năng dẫn đến phải cắt cụt chi.

Đăng ngày: 09/02/2021
Tiềm năng chữa ung thư của nọc độc sứa

Tiềm năng chữa ung thư của nọc độc sứa

Nọc độc của loài sứa Acromitus flagellatus được phát hiện là có khả năng làm chậm hay thậm chí đảo ngược tiến trình phát triển của tế bào ung thư phổi và gan ở người.

Đăng ngày: 09/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News