Tinh vân màu hồng Omega
Bức ảnh mới về tinh vân Omega do kính thiên văn VLT (Kính thiên văn cực lớn) của Đài quan sát Nam Âu (ESO) chụp được là một trong những tấm hình rõ nét nhất chụp từ mặt đất. Những đám bụi màu hồng ở trung tâm vùng ươm sao nổi tiếng này hé lộ những chi tiết đặc biệt của cảnh đẹp không gian với những đám mây khí ga, bụi vũ trụ và những ngôi sao mới ra đời.
>>> Vẻ đẹp mê hoặc của tinh vân
Khí ga nhiều màu cùng với những đám bụi đen trong tinh vân Omega đóng vai trò như vật chất thô giúp kiến tạo những ngôi sao thế hệ tiếp theo. Ở vùng đặc thù này của tinh vân, những ngôi sao trẻ nhất – lấp lánh màu trắng xanh – chiếu sáng cho cả quần thể. Những vệt bụi như khói nổi lên giữa những đám mây khí ga rực rỡ. Màu đỏ hồng ở dải rộng hình mây này bắt nguồn từ khí hiđrô, vốn phát sáng dưới tác động của các chùm tia cực tím rất mạnh phát ra từ các ngôi sao trẻ và nóng.
Tinh vân Omega được biết đến với nhiều tên gọi, tùy vào thời điểm quan sát, người quan sát và hình ảnh họ nghĩ ra. Nó còn được gọi là tinh vân Thiên nga, tinh vân Móng ngựa hay thậm chí là tinh vân hình Tôm, với ký hiệu M17 và NGC 6618. Cách chúng ta 6.500 năm ánh sáng, tinh vân Omega thuộc chòm sao Nhân Mã. Là mục tiêu quan sát phổ biến của các nhà thiên văn học, vùng bụi và khí ga rực rỡ này được xếp vào một trong những vùng ươm sao trẻ và năng động nhất sản sinh những ngôi sao siêu lớn trong dãy Ngân Hà.
Hình do thiết bị FORS (Thiết bị quang phổ và giảm tiêu điểm) của Antu – một trong bốn kính thiên văn đơn vị của VLT chụp. Cùng với kính thiên văn khổng lồ này, bầu không khí đặt biệt ổn định dù có chút ít mây trong quá trình quan sát, đã giúp có được những hình ảnh sinh động. Vì thế, đây được xem là một trong những tấm hình về tinh vân Omega sắc nét nhất được chụp từ mặt đất.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
